Nấm da mạn tính là gì? Tìm hiểu về bệnh nấm da mạn tính

Nấm da mạn tính là gì? Tìm hiểu về bệnh nấm da mạn tính
Nấm da mạn tính là bệnh da liễu có tính chất dai dẳng, kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nấm da mạn tính có khả năng tái phát nhiều lần, mang đến nhưng phiền phức cho cuộc sống của người bệnh.

Nấm da mạn tính có xu hướng ảnh hưởng ở các nếp gấp, với biểu hiện dai dẳng, hiếm khi viêm và đỏ nhiều. Nấm da mạn tính có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, gây ngứa nhiều, dễ tái phát và có khả năng biến chứng thành viêm da nhiễm khuẩn.

1. Nấm da mạn tính là gì?

Nấm da mạn tính là tình trạng tổn thương da trên cơ thể do nhiễm nấm. Tình trạng nấm da có thể xuất hiện ở đầu, cổ, tay, chân, eo và vùng kín. Tác nhân gây bệnh phổ biến là do vi nấm sợi tơ Dermatophytes, vi nấm hạt men Candida và Malassezia.

Nấm da mạn tính có biểu hiện chậm, hiếm khi viêm hay sưng đỏ nhiều. Tình trạng bệnh có xu hướng ảnh hưởng ở các nếp gấp. Đặc điểm của bệnh là dễ lan rộng thành từng mảng.

Có khả năng tái phát nhiều lần do sự suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên của da đối với nấm. Dễ tái nhiễm khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ môi trường. Bị lây nhiễm từ người khác hoặc vật nuôi bị bệnh.

Biểu hiện của nấm da mạn tính là các mảng màu đỏ, có hình tròn hoặc oval. Trung tâm nhạt màu, xuất hiện mụn nước. Khi nhiễm bệnh có khuynh hướng lan rộng và tiến triển li tâm. Sau đó xuất hiện các vòng tổn thương mới bên trong vòng cũ.

Đối với các trường hợp nặng có biểu hiện áp xe do nấm. Các ổ áp xe chứa dịch mủ, ẩm ướt, dễ bị chẩn đoán nhầm với nhọt hoặc ung thư da.

Nấm da mạn tính: Dấu hiệu và cách điều trị - Ảnh 1.

Nấm da mạn tính là tổn thương da trên cơ thể do nhiễm nấm - Ảnh Internet

2. Các dấu hiệu của bệnh nấm da mạn tính

Nấm da xuất hiện nhiều những dấu hiệu, triệu chứng điển hình như sau:

- Dấu hiệu ban đầu là da bị đỏ, có biểu hiện sưng, ngứa ở khu vực bị nhiễm nấm.

- Sau đó vùng da bị đỏ lan dần ra tạo thành các mảng hình tròn hoặc oval, có viền, xuất hiện mụn nước.

- Nấm da mạn tính khiến người bệnh có cảm giác ngứa, rát khó chịu, đôi khi ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm.

- Tiếp đến vùng da bệnh lan rộng ra, khu vực trung tâm nhạt màu, gần giống như da lành nhưng ở bờ viền thì rất đỏ và gồ lên.

- Xuất hiện vòng bệnh mới bên trong vòng bị nhiễm nấm cũ hơn.

- Da khô, nứt nẻ gây ngứa, rát, đau đớn, chảy mủ kèm theo các mảng đỏ, tróc vảy.

- Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, khó điều trị.

3. Phải làm gì khi nấm da mạn tính tái phát?

Người bị nấm da mạn tính thường rất nhạy cảm với các tác nhân từ không khí, môi trường...Một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến tình trạng nấm da trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị nấm da mạn tính việc bạn cần làm để giảm bớt các triệu chứng là:

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Giữ cơ thể, vùng da nhiễm nấm luôn khô thoáng. Tránh mặc quần áo, giày dép bó, chật khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.

- Tuyệt đối không chà xát, gãi ngứa vùng da bị tổn thương. Vì điều này có thể khiến da bị xước, tạo điều kiện cho nấm ăn sâu vào bên trong gây ra tình trạng nhiễm trùng.

- Hạn chế tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng như mỹ phẩm, thuốc,...Thực hiện chế độ ăn kiêng theo chỉ dẫn của các chuyên da da liễu để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.

- Bôi hoặc uống thuốc trị nấm hàng ngày, đúng liều lượng theo chỉ định. Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

- Khi vùng da bị nhiễm nấm đã được chữa khỏi, tiếp tục sử dụng thuốc bôi ít nhất 2 tuần cho đến khi mầm bệnh biến mất hoàn toàn để tránh tái phát về sau.

- Trong quá trình điều trị nấm da mãn tính đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, không được nóng vội. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nấm da mạn tính: Dấu hiệu và cách điều trị - Ảnh 2.

Điều trị nấm da mạn tính người bệnh cần kiên trì - Ảnh Internet

4. Các phương pháp điều trị bệnh nấm da mạn tính

Điều trị nấm da mạn tính mất nhiều thời gian hơn so với nấm da cấp tính. Bởi tình trạng này có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp. Tuy nhiên điều trị nấm da vĩnh viễn không quá khó nếu bạn tuân thủ nguyên tắc, kê thuốc đúng bệnh và thực hiện đúng chỉ dẫn.

4.1. Nguyên tắc điều trị

Các nguyên tắc khi điều trị nấm da mạn tính là:

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời ngay khi có dấu hiện để tránh vi nấm lan sang các vùng da lành mới tiến hành chữa bệnh.

Trong quá trình điều trị phải tuân thủ nghiêm túc phác đồ. Bôi hoặc uống thuốc đủ thời gian, liều lượng và liên tục.

Thời gian điều trị nấm da mạn tính có thể mất từ 3 - 4 tuần với trường hợp nhẹ. Còn đối với trường hợp nặng có thể mất từ 3 - 6 tháng.

Tuyệt đối không cạo da trước khi bôi thuốc trị nấm. Bởi điều này có thể dẫn đến dị ứng, nhiễm khuẩn phụ.

Bôi thuốc đúng nồng độ thích hợp kết hợp với các biện pháp vệ sinh phòng tránh như: Giặt, luộc quần áo, lộn trái và phơi nắng trước khi sử dụng lại. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi.

Không bôi các loại thuốc có hại cho da như acid, pin đèn, kiến khoang...Sử dụng thuốc phải căn cứ vào hình thái lâm sang. diện tích tổn thương, đối tượng mặc bệnh...để chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Tiêu chuẩn khỏi bệnh căn cứ vào hình thái lâm sàng để xét nghiệm. Theo dõi sự tái phát của bệnh để đánh giá.

4.2. Các phương pháp điều trị

Tuỳ vào vị trí da bị nhiễm nấm và diện tích tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Hiện nay có 2 loại thuốc dùng để trị nấm da mạn tính là thuốc kháng nấm toàn thân và thuốc kháng nấm ngoài da.

Thuốc kháng nấm toàn thân được sử dụng trong trường hợp cơ thể bị tổn thương nặng. Các vi nấm lan tỏa ra nhiều bộ phận, nhiều cơ quan của cơ thể.

Thuốc kháng nấm ngoài da được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị nhiễm nấm ở một vùng da nhất định như: Da đầu, chân, tay, mặt, lưng, bụng...

Thuốc kháng nấm toàn thân: Có dạng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc uống trị nấm. Ưu điểm của thuốc kháng nấm toàn thân là loại bỏ các vi nấm từ sâu bên trong, ngăn cản khả năng tái phát.

Loại thuốc này thường sử dụng để điều trị các bệnh do nấm Aspergillus (Aspergillosis), Blastomyces, Candida gây ra. Sử dụng thuốc trị nấm toàn thân phải được bác sĩ chỉ định. Bởi loại thuốc này chống chỉ định với một số đối tượng và có những tác dụng phụ nhất định.

Thuốc kháng nấm ngoài da: Thường là thuốc bôi dạng kem hoặc thuốc mỡ. Một số loại thuốc bôi được khuyến cáo sử dụng như: lotrimazol, ketoconazol, miconazol...có tác dụng nhanh, kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Tuy nhiên bôi thuốc ngoài da có nhược điểm là nấm dễ tái phát. Do đó trong trường hợp nấm da mạn tính cần được điều trị kết hợp với thuốc uống trị toàn thân theo chỉ định.

Một số loại thuốc bôi có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến da. Do đó khi có dấu hiệu bệnh bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.


Tác giả: HT