Muốn biết xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày như thế nào? Đọc ngay bài viết sau!

Muốn biết xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày như thế nào? Đọc ngay bài viết sau!
Xét nghiệm vi khuẩn HP là một phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày dạng viêm loét cấp - mạn tính, ung thư dạ dày hoặc viêm loét dạ dày - tá tràng rất hiệu quả.

Trước khi tìm hiểu có những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP nào thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem xem đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra là gì.

1. Thế nào là đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP?

Vi khuẩn Helicobacter Pylori hay còn được gọi là vi khuẩn HP - là một dạng vi khuẩn gây ra tình trạng loét viêm dạ dày tá tràng. Người Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh này khá cao, lên tới 70% và trong đó có từ 1 - 2% các ca bị loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra.

Xét nghiệm vi khuẩn HP hiện nay có khá nhiều phương pháp khác nhau, lựa chọn phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày nào còn tuỳ thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP mà bạn có thể tham khảo.

2. Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP

2.1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạng can thiệp làm Clo-test để chẩn đoán nhiễm H.pylori là một phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP dựa trên mẫu bệnh phẩm lấy từ quá trình nội soi dạ dày và sau đó kiểm tra với urease để xác định xem tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở mô dạ dày như thế nào. Cụ thể:

- Sử dụng kim sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm từ hang vị và thân dạ dày

- Ngâm mảnh sinh thiết vừa lấy trong hỗn hợp và test với urease khoảng 5 đến 10 phút

Kết quả: Màu hồng cánh sen nghĩa là dương tính test HP.

Ảnh 2.

Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng phương pháp nội soi (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân làm xét nghiệm vi khuẩn HP cần nhịn ăn tối thiếu là 6 tiếng trước khi nội soi để được chẩn đoán chính xác nhất.

Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP này được dùng khi nội soi dạ dày có phát hiện những tổn thương viêm loét và theo chỉ định của bác sĩ chẩn đoán/chủ trị.

Tuy nhiên phương pháp này được khuyến cáo rằng không được áp dụng cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu.

2.2. Test thở tìm vi khuẩn HP

Từ tên loại xét nghiệm vi khuẩn HP này mà bạn có thể hiểu nôm na là tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn HP thông qua hơi thở của người làm xét nghiệm. Đây được xem như một phép thử đơn giản đạt hiệu quả cao đối với các nghiên cứu nhiễm khuẩn HP trong phòng thí nghiệm.

Người bệnh sau khi điều trị ca nhiễm vi khuẩn HP sẽ được kiểm tra lại (kết quả sau điều trị) bằng phương pháp này. Đặc biệt là đối với người già và trẻ em bị đau dạ dày nhưng không thể nội soi.

Ảnh 4.

Test hơi thở tìm vi khuẩn HP (Ảnh: Internet)

Phương pháp này được thực hiện như sau: Bệnh nhân sẽ được uống khoảng 1 lượng nhỏ có gắn 13C. Sau đó nếu như Enzyme urease của HP còn tồn tại trong hơi thở thì sẽ nhanh chóng phân hủy ure gắn 13C và trở thành ammoniac và dioxyt cacbon phóng xạ CO2. 

Dioxyt cacbon là một hợp chất có hoạt tính phóng xạ nên sẽ nhanh chóng di chuyển vào máu và hướng tới phổi sau đó chúng sẽ được phát hiện qua khí thở ra.

Lưu ý cho bệnh nhân: nên nhịn ăn khoảng 4 - 6 giờ trước khi làm test thờ cũng như dừng việc sử dụng thuốc kháng sinh trước đó 4 tuần để không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra. Với người dùng thuốc PPI thì cần ngừng thuốc trước 1 tuần và thuốc sucralfate sẽ dừng dùng trước ít nhất là 2 tuần.

2.3. Xét nghiệm phân

Mục đích của loại xét nghiệm vi khuẩn HP này là xem có sự tồn tại của vi khuẩn HP trong đường tiêu hoá của bạn hay không dựa trên việc tìm kháng nguyên của chúng có lẫn trong phân.

Người có dấu hiệu đau dạ dày dạng viêm loét như khó tiêu, buồn nôn, nhanh đói mau no, ăn no xong lại bị khó tiêu và ợ hơi,... sẽ được kiểm tra dạng này. Hoặc bệnh nhân sau điều trị nhiễm khuẩn HP sẽ dùng xét nghiệm này để kiểm tra lại.

Ảnh 6.

Xét nghiệm phân để tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn HP ở hệ tiêu hoá (Ảnh: Internet)

Thông thường thì mẫu phân sẽ được lấy trước 2 tuần để phục vụ cho xét nghiệm và điều kiện là người bệnh không được sử dụng một số dạng thuốc như thuốc trung hoá acid trong dạ dày, thuốc kháng sinh, thuốc bismuth, thuốc kháng acid và thuốc bao vết loét trong dạ dày.

Thời gian nhận kết quả sẽ mất khoảng 1 - 4 ngày.

2.4. Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP cuối cùng là xét nghiệm máy. Phương pháp này cho biết bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP thời gian gần đây hay không.

Ảnh 7.

Nên cân nhắc khi làm xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân của xét nghiệm này được giải thích do kháng thể trong máu giảm rất chậm do vâỵ mà sau khi thực hiện điều tị tiêu diệt hết vi khuẩn HP thì nồng độ của kháng thể vẫn có thể tiếp tục tồn tại ở trong máu của người bệnh đã được điều trị HP xem còn hay hết.

Rất nhiều người thắc mắc rằng xét nghiệm máu Hp có chính xác không? Các chuyên gia cho biết loại xét nghiệm này không thường xuyên được sử dụng do vi khuẩn HP có nhiều môi trường tồn tại không riêng gì máu (chẳng hạn như đường ruột, khoang miệng,...) vì thế mà xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP bằng máu không hoàn toàn bao quát được hết.

Và lý do thứ hai đó là kháng thể của vi khuẩn này vẫn có thể tồn tại ở trong máu từ vài tháng tới vài năm sau khi điều trị hết vi khuẩn trong dạ dày.

Tác giả: Mai Hương