Bị cao huyết áp rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách. Đặc biệt khi sử dụng các loại thực phẩm. Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Trong đó, giảm thiểu lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết.
Tháp dinh dưỡng là mô hình ăn uống hình kim tự tháp, thể hiện mức tiêu thụ dinh dưỡng tiêu chuẩn của mỗi người bình thường. Tháp này được chia theo các nhóm thực phẩm khác nhau, trong đó lượng ăn cần hạn chế nhất là muối.
Chế độ ăn cho người bình thường đã vậy, chế độ dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp cần được lên kế hoạch chi tiết và cụ thể hơn. Trong đó, các thực đơn cần được hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa (hay còn gọi là acid béo no) và đặc biệt giảm muối.
Thành phần chính của muối ăn là Natri. Natri làm cơ thể chúng ta tiết ra các dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường, gây cản trở lưu thông máu, gây nên chứng cao huyết áp. Vì vậy, muối là gia vị nên kiêng cho người bị cao huyết áp.
Thêm nữa, hàng ngày, thận phải lọc nước ra khỏi máu. Khi ăn quá nhiều muối, lượng natri trong máu sẽ tăng lên, giảm khả năng lọc nước của thận, dẫn tới tăng huyết áp do có nhiều chất lỏng không được lọc. khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây cao huyết áp và lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn”, là một yếu tố thuận lợi cho cao huyết áp. Chính vì thế, muối có tác động tiêu cực đến bệnh tăng huyết áp.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo: Ở người trưởng thành, mỗi ngày chỉ dùng dưới 2,3 gam muối (một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2-8 mmHg. Cần hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể để kiểm soát huyết áp ở người bệnh.
Việc hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết đối với người bị cao huyết áp có suy tim hoặc người già. Những người cao huyết áp cần giảm lượng muối hấp thụ, chỉ nên dùng tối đa 1500 mg muối mỗi ngày. Người bị cao huyết áp khi áp dụng được chế độ ăn ít muối thì sẽ có khoảng 20-60% số người giảm được huyết áp rõ rệt.
Cách tốt nhất để giảm các nguy cơ cao huyết áp và các bệnh sỏi thận, tim mạch chính là hạn chế lượng tiêu thụ muối vào cơ thể.
Nếu một người bình thường chỉ nên ăn khoảng 6g muối và không quá 5g mì chính mỗi ngày, thì ở những người cao huyết áp hay người có nguy cơ tim mạch, người trên 45 tuổi, lượng muối cần hạn chế hơn, chỉ không quá 5g muối trong 1 ngày.
Những người có tiền sử hoặc đang bị cao huyết áp thì nên từ bỏ thói quen chấm nước mắm với các loại thực phẩm khác, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như đồ hun khói, đồ hộp, thực phẩm được chế biến, đóng gói sẵn.
Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người cao huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn. Nếu bệnh cao huyết áp đã ở giai đoạn nặng thì buộc phải ăn nhạt tuyệt đối.
Trong thời gian đầu giảm muối, bệnh nhân có thể cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn do vị giác chưa quen. Để thích ứng, người nhà cần giảm lượng muối xuống một cách từ từ, và thay bằng các gia vị khác khi nấu ăn như thêm một chút vị chua hoặc ngọt, cay..., cho thêm các loại rau thơm, bột có mùi ... để đánh lừa vị giác bệnh nhân, để họ không bị hụt hẫng khi độ mặn trong thức ăn bị giảm xuống đột ngột.
Ngoài ra, người lớn cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn ít muối ngay từ khi còn nhỏ, vì chức năng thận của trẻ vô cùng yếu, khả năng thải muối của thận cũng kém hơn so với người trưởng thành. Trong thức ăn đã có sẵn một hàm lượng muối nhất định và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé, việc không cho thêm muối vào thức ăn của trẻ sẽ giảm bớt nguy cơ trẻ bị cao huyết áp khi lớn lên.