Muỗi đốt có phải là một trong những con đường lây nhiễm HIV/AIDS không?

Muỗi đốt có phải là một trong những con đường lây nhiễm HIV/AIDS không?
Muỗi đốt là một con đường lây nhiễm của nhiều loại bệnh khác nhau, chính vì thế mà nhiều người cho rằng muỗi đốt cũng có thể là con đường lây nhiễm HIV/AIDS. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, tại sao vậy?

1. Những con đường lây nhiễm HIV/AIDS

Bệnh HIV/AIDS là một trong những căn bệnh nguy hiểm hiện nay chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Virus HIV/AIDS chỉ lây nhiễm qua một số các con đường sau:

Ảnh 2.

Con đường lây nhiễm HIV/AIDS đó là quan hệ tình dục không an toàn (Ảnh: internet)

- HIV/AIDS lây nhiễm qua quan hệ tình dục, đó là quan hệ tình dục không sử dụng các phương pháp bảo vệ an toàn.

- HIV/AIDS lây nhiễm qua đường máu.

- HIV/AIDS lây nhiễm từ mẹ truyền sang con.

- Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, có dính máu của người bệnh.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng muỗi đốt là con đường lây truyền nhiều bệnh khác nhau như: lây nhiễm virus và ký sinh trùng sốt rét từ người bệnh sang người không bị bệnh. Hoặc muỗi đốt cũng là con đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết, một căn bệnh rất phổ biến hiện nay.

Ảnh 3.

Muỗi có thể lây truyền nhiều bệnh như bệnh sốt rét (Ảnh: internet)

Chính vì thế, nhiều người nghĩ rằng muỗi đốt cũng có thể mang virus HIV/AIDS từ người bệnh sang cho người lành. Những đây là điều không đúng, tại sao vậy?

2. Tại sao muỗi đốt không phải là con đường lây nhiễm HIV/AIDS

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ và nhà côn trùng học Joe Conlon khẳng định: "Loài muỗi không thể truyền HIV được".

Ảnh 4.

Muỗi đốt không phải là con đường lây nhiễm HIV/AIDS (Ảnh: internet)

Conlon giải thích lý do tại sao muỗi đốt không phải là con đường lây nhiễm HIV/AIDS là vì:

- Khi bị muỗi đốt, máu của cơ thể người bị đốt sẽ di chuyển vào trong cơ thể của muỗi. Tại đây, axít trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt HIV ( tức là, virus HIV không thể tồn tại lâu trong cơ thể muỗi được).

- Do cấu trúc của vòi muỗi khá phức tạp và tinh tế: tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi.

Do đó mà máu sẽ chỉ chảy theo hướng đi vào cơ thể muỗi chứ không đi theo chiều ngược lại. Colon nói rõ: "Đối với muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt đi vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị muỗi đốt không nhiễm HIV".

Tuy nhiên, tại sao muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét và một số virus gây bệnh khác, nguyên nhân là do ký sinh trùng sốt rét và các virus này có thể tồn tại và phát triển trong muỗi, sau đó sẽ theo tuyến nước bọt và lây nhiễm sang người bị muỗi đốt.

Khi hiểu được lý do tại sao muỗi đốt không phải là lý do lây nhiễm HIV/AIDS thì các bạn có thể yên tâm và giảm bớt sự lo lắng hơn.


Tác giả: Trương Xuân