Mũi vaccine Covid-19 số hai và những điều bạn cần biết

Mũi vaccine Covid-19 số hai và những điều bạn cần biết
Tiêm vaccine là một trong những biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm hoặc tiến triển nặng khi nhiễm virus Covid-19. Hiện tại trừ vaccine J&J thì các loại vaccine được phê chuẩn khác đều cần tiêm đủ 2 mũi để hệ miễn dịch đáp ứng tốt nhất.

Dựa trên các báo cáo lâm sàng thì các nhà khoa học đều thống nhất rằng, mũi vaccine Covid-19 số hai giúp xây dựng phản ứng miễn dịch ở mức độ cao, tăng cường hơn và cao hơn so với việc chỉ tiêm mũi vaccine đầu tiên.

Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến căng thẳng và phức tạp như hiện tại thì tiêm đủ phác đồ giúp bạn cảm thấy an toàn và được đảm bảo hơn. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết đối với mũi vaccine Covid-19 số hai:

1. Bạn có được bảo vệ ngay lập tức sau khi tiêm mũi thứ hai không?

Có một điều chắc chắn rằng hàng rào miễn dịch của bạn chưa thực sự hình thành ngay sau khi vừa tiêm mũi vaccine Covid-19 số hai.

Khả năng đáp ứng miễn dịch sẽ đạt đỉnh cao nhát và có khả năng bảo vệ cũng như sinh ra các kháng thể cần từ 10 - 14 ngày sau khi tiêm để hình thành. Do vậy mà một người chỉ được coi là đã chủng ngừa Covid-19 đầy đủ sau khi tiêm cả 2 mũi là sau 2 tuần tính từ thời điểm tiêm mũi vaccine thứ hai.

Mũi vaccine Covid-19 số hai và những điều bạn cần biết - Ảnh 2.

Bạn có được bảo vệ ngay lập tức sau khi tiêm mũi thứ hai không? (Ảnh: Internet)

Do vậy, các nhà y tế đều khuyên rằng, bạn vẫn cần đeo khẩu trang ngay cả khi đã tiêm phòng, nhất là khi vừa tiêm chủng xong chưa đủ thời gian hình thành đáp ứng miễn dịch cao.

2. Tác dụng phụ sau tiêm mũi vaccine Covid-19 số hai có khủng khiếp không?

Đã có những báo cáo cho thấy tác dụng phụ của vaccine Covid-19 có thể tệ hơn ở mũi thứ hai. Mọi người phàn nàn về việc cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ trong tối đa 2 ngày sau khi tiêm. Mặc dù tác dụng phụ này có thể gặp phải ở một số người, nhưng bạn cần nhớ rằng, các tác dụng phụ này cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt để đáp ứng với vaccine. Có người sẽ gặp phải một cho tới vài tác dụng phụ nhưng cũng có người không gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm.

Đọc thêm: Tổng hợp 14 tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19

Đôi khi cũng có những người không gặp tác dụng phụ sau tiêm mũi số một nhưng lại gặp tác dụng phụ ở mũi số hai. Nên tóm lại, điều bạn cần nhớ rằng tác dụng phụ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều bạn nên làm chính là:

- Nghỉ ngơi

- Uống nhiều nước

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh

- Uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ nếu không cảm thấy tốt hơn.

Nếu những tác dụng phụ này kéo dài tới 72 giờ và không có dấu hiệu giảm bớt thì bạn cần liên hệ với bác sĩ, nhân viên tiêm chủng để được hỗ trợ sớm.

3. Nếu bạn tiêm muộn hơn so với lịch hẹn có sao không?

Một số người có thể quên lịch tiêm, trong trường hợp này các bác sĩ khuyên rằng, trong điều kiện cho phép, hãy tiêm mũi số 2 càng sớm càng tốt. Purvi Parikh, MD, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm dị ứng và miễn dịch học tại NYU Langone Health khuyên rằng: "Mặc dù lợi ích nhận được là như nhau từ hai mũi tiêm nhưng tiêm càng sớm thì rủi ro sức khỏe có thể gặp phải giữ hai mũi sẽ xuống thấp nhất".

Mũi vaccine Covid-19 số hai và những điều bạn cần biết - Ảnh 3.

Một số người có thể quên lịch tiêm, trong trường hợp này các bác sĩ khuyên rằng, trong điều kiện cho phép, hãy tiêm mũi số 2 càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet)

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Leonard Krilov, MD, từ Bệnh viện NYU Langone - Long Island, nói với Health: “Không thể xác định liệu việc trì hoãn liều thứ hai có ảnh hưởng đến mức độ phản ứng miễn dịch hay không, vì các lịch trình dùng thuốc khác chưa được nghiên cứu. Điều đó nói rằng, khoảng thời gian lên đến 90 hoặc 120 ngày giữa các liều có thể vẫn có hiệu quả và thậm chí nếu lâu hơn, nên tiêm liều thứ hai".

Do vậy mà bạn hoàn toàn có thể chủ động liên hệ lại với bên tiêm chủng nếu như bị lỡ lịch tiêm để sắp xếp một buổi hẹn sớm nhất và hoàn thành việc tiêm phòng mũi vaccine Covid-19 số hai. Đừng quên đem theo phiếu xác nhận tiêm vaccine khi tới địa điểm tiêm chủng.

4. Nếu bạn bị nhiễm Covid-19 sau mũi tiêm đầu tiên

Với sự gia tăng mạnh mẽ của các chủng đột biến của virus SARS-CoV-2, đã có rất nhiều trường hợp bị nhiễm Covid-19 sau mũi tiêm số một. Hoặc cũng có trường hợp đã tiêm chủng sau khi hồi phục do Covid-19 khoảng vài tuần.

Từ những gì quan sát được, những người từng có tiền sử nhiễm virus Covid-19 có thể gặp phải tác dụng phụ mạnh mẽ hơn. Nhưng nhìn chung chưa có một kết luận cụ thể nào về các trường hợp này hoặc có thể hiểu như đây là cách mà hệ miễn dịch mỗi người phản ứng khác nhau.

CDC đã khuyến nghị rằng, nếu như bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng các kháng thể đơn dòng hay các huyết tương thì nên chờ ít nhất 90 ngày rồi mới thực hiện việc tiêm ngừa Covid-19.

5. Nếu gặp các tác dụng phụ bất lợi sau lần tiêm đầu tiên thì bạn cần làm gì?

Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng, hiếm gặp sau mũi tiêm lần đầu tiên. Nhóm người này thường sẽ được khuyên nên trì hoãn việc tiêm mũi vaccine Covid-19 số hai. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, ngay cả khi có các tác dụng phụ bất lợi và có thể cần phải được điều trị lâm sàng, nhưng nếu vẫn trong ngưỡng an toàn thì bạn có thể xem xét việc tiêm ngừa.

Mũi vaccine Covid-19 số hai và những điều bạn cần biết - Ảnh 4.

Nếu gặp các tác dụng phụ bất lợi sau lần tiêm đầu tiên thì bạn cần làm gì? (Ảnh: Internet)

Hãy chuẩn bị tâm lý, các biện pháp giảm nhẹ nguy cơ,... và thông báo cho cán bộ y tế về những gì bạn gặp phải ở mũi tiêm đầu để có các phương pháp dự phòng cần thiết.

Các nhà khoa học cho biết, việc từng có phản ứng bất lợi trong quá khứ không có nghĩa là cơ thể bạn sẽ phản ứng giống như vậy với lần tiêm thứ hai. Hầu hết các tác dụng phụ này cũng được điều trị tốt, nếu được phát hiện sớm. Do đó, hãy đợi 30 phút sau khi tiêm chủng và thận trọng nhận biết những dấu hiệu bất thường xảy ra.

6. Nên và không nên làm gì trước khi tiêm mũi vaccine Covid-19 số hai?

Việc tiêm mũi số hai là quan trọng vì thế bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan tới phòng ngừa nhiễm virus. Bạn cần ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, hạn chế căng thẳng trước khi đến tiêm vaccine. Một hệ miễn dịch được "nghỉ ngơi và chăm sóc" tốt sẽ giúp đáp ứng với vaccine và giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ tốt hơn.

Ngoài ra, hãy tránh uống rượu hay sử dụng các chất kích thích trước khi tiêm để tránh ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Nguồn dịch: https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/health-fitness/health-news/coronavirus-do-covid-survivors-have-stronger-reactions-to-vaccines/photostory/83612780.cms


Tác giả: Kim Phụng