Mức độ nguy hiểm nhất của cận thị? Độ cận nặng cao nhất là bao nhiêu?

Mức độ nguy hiểm nhất của cận thị? Độ cận nặng cao nhất là bao nhiêu?
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt phổ biến. Người bị cận thị có chiều dài trục nhãn cầu hơi dài so với bình thường nên gặp khó khăn khi nhìn xa, phải đeo kính cận để nhìn thấy mọi vật.

Người bị cận thị ban đầu sẽ nhìn thấy các vật mờ hơn bình thường khi bắt đầu bị bệnh. Sau đó họ sẽ từ thấy mờ rồi mờ hơn nữa, nếu không được điều trị như đeo kính cận, thay đổi thói quen, mổ cận... mắt sẽ bị cận ngày càng nặng và dần mất thị lực hoàn toàn.

Vì thế, cận thị là bệnh tiến triển dần dần trong một khoảng thời gian dài và được phân ra nhiều cấp độ và dựa vào độ cận để bác sĩ đưa ra kết luận cận thị ở mức độ nguy hiểm nào.

1. Mức độ nguy hiểm nhất của cận thị

Chúng ta dựa vào độ cận để xác định cận thị nặng hay nhẹ. Độ cận thị được đo bằng diop. Diop là đơn vị đo độ cong của kính mắt, diop càng lớn sẽ làm độ dày của kính càng tăng, có nghĩa là bệnh nhân bị cận thị càng nặng.

Cụ thể, cận thị được chia ra ra làm những loại sau:

- Cận thị giả (còn gọi là cận thị tạm thời):

Số đo diop của cận thị giả là 0. Thực chất, đây là mắt bình thường. Đây là trường hợp mắt phải nhìn liên tục và quá sức nên bị mờ. Lúc này, nếu chúng ta đeo kính cận sẽ nhìn thấy bình thường. Nhưng chỉ cần để mắt nghỉ ngơi sau vài ngày, sẽ lại hoàn toàn không có vấn đề gì hết.

Tuy nhiên, không ai được chủ quan trong trường hợp này vì mắt cận thị giả sẽ rất nhanh chóng biến thành cận thị thật khi không được nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài ra, còn có trường hợp cận thị ban đêm. Người mắc chứng này sẽ chỉ nhìn mờ, trong khi thiếu ánh sáng vào ban đêm mà thôi.

Mức độ nguy hiểm nhất của cận thị? Độ cận nặng cao nhất là bao nhiêu? - Ảnh 2.

Bác sĩ nhãn khoa dựa vào diop để phân loại cận thị - Ảnh Internet

- Cận thị nhẹ: số đo diop từ 0,25 đến 3. Đây là trường hợp cận thị đơn thuần, nhìn gần vẫn bình thường nhưng khi nhìn xa thì thấy khá mờ.

- Cận thị vừa: số đo diop từ 3,25 đến 6. Trường hợp này hay phải dùng kính cận loạn vì sẽ bị loạn thị kèm theo. Tuy nhiên, đáy mắt chưa bị tổn hại.

- Cận thị nặng: số đo diop từ 6,25 đến 10,00: Người bị cận thị phải đảm bảo đeo kính thường xuyên trừ lúc ngủ vì đáy mắt đã bị tổn hại.

– Cận thị cực đoan: số đo diop từ 10,25 hoặc cao hơn. Đây là loại cận thị thoái hóa, thông thường, những người này sẽ bị cận từ khi còn nhỏ hoặc bẩm sinh, có tính di truyền. Cũng nhiều trường hợp, họ có thể bị bệnh về mắt khác khiến độ cận càng lúc càng cao.

Loại cận thị này thường tăng độ rất nhanh khiến tầm nhìn của mắt giảm sút rõ rệt. Thậm chí gây mất thị lực hoàn toàn. Vì vậy, mù lòa là mức độ nguy hiểm nhất của cận thị.

Cận thị khiến người bị cận tự ti nếu đeo kính, đặc biệt sau khi bỏ kính mắt rất dại. Vậy Bí kíp bỏ túi cho dân cận thị: Làm thế nào để đeo kính không bị dại mắt? ai bị cận thị cũng muốn biết.

2. Độ cận nặng cao nhất là bao nhiêu?

Để nhìn thấy những vật ở khoảng cách 1 mét rõ ràng trước mắt, người cận thị cần một ống kính -1.00 diop. Có người bị cận nhẹ chỉ từ 0.25 đến 0.5 diop, có người cận vừa trong khoảng 3 diop. Theo số liệu y tế, số đo cận thị thông thường sẽ dao động từ 1,5 đến 7 diop. Tuy nhiên, trên thực tế không có giới hạn cận nặng nhất là bao nhiêu độ.

Trên 10 độ đã là cận thị cực đoan, tuy nhiên vẫn có những trường hợp, người cận thị còn bị thêm bệnh khác về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc… độ cận có thể tăng dần đến 20, 25 độ, thậm chí lên tới 50 độ.

Mức độ nguy hiểm nhất của cận thị? Độ cận nặng cao nhất là bao nhiêu? - Ảnh 3.

Trên thực tế không có giới hạn cận nặng nhất là bao nhiêu độ - Ảnh Internet

Những bệnh nhân cận thị ở mức 50 độ chỉ nhìn thấy vật ở cách mình 2cm và được coi là mắc chứng mù lòa. Do đó, số đo cao hơn 50 vẫn có thể xảy ra nhưng các bác sĩ sẽ không tiến hành đo độ cận thêm nữa.

Ngày nay, con người sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh gây hại, lại để mắt hoạt động thường xuyên nên xu hướng cận thị nặng có dấu hiệu ngày càng tăng. Nếu chúng ta không sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để hai mắt được điều tiết hợp lý, sẽ bị cận và cận nặng hơn bất cứ lúc nào.

Do đó, cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để không mắc cận thị. Nếu đã mắc tật cận thị nên chăm sóc mắt đúng cách để không làm tăng độ cận.


Tác giả: Ngọc Điệp