Mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương
Nói đến bệnh loãng xương, không ít người vẫn cho rằng đó chỉ là tình trạng thiếu canxi và không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng. Vậy thực chất loãng xương có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ đấy nhé.

1. Loãng xương là bệnh gì?

Loãng xương (tên tiếng Anh là osteoporosis) là bệnh lý của hệ thống xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và tổn thương vi cấu trúc của tổ chức xương, tình trạng khiến cho xương trở nên giòn và dễ gãy. 

Đây là căn bệnh thường diễn tiến âm thầm, chính vì vậy đa số người bệnh khó phát hiện để phòng tránh và chữa trị kịp thời. Đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương gồm có người lớn tuổi, người đã từng gãy xương cột sống/gãy xương sau 40 tuổi, người có tiền sử gia đình bị gãy xương, các trường hợp sử dụng corticoid trên 3 tháng, người bị bệnh cường giáp (hyperparathyroidism), người bị thiếu xương, phụ nữ mãn kinh sớm (trước 45 tuổi), người có chế độ ăn uống thiếu canxi, có thói quen hút thuốc lá, uống cà phê nhiều… 

Các triệu chứng của bệnh loãng xương bạn không nên chủ quan đó là:

- Cảm giác đau khi ngồi lâu hoặc khi thay đổi tư thế

- Đau ở toàn thân hay các vị trí chịu sức nặng của cơ thể như cột sống thắt lưng, chậu hông

- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài, đặc biệt là xương cẳng chân (các dấu hiệu này thường bị nhầm với một số bệnh khác như thoái hóa khớp) 

- Chiều cao cơ thể giảm rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi do bị xẹp đốt sống

- Gù vẹo người, xương dễ gãy

2. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Ở Việt Nam hiện nay có hơn 4 triệu người mắc bệnh loãng xương và thường gặp nhất là ở đối tượng phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh. Vậy thực chất bệnh loãng xương có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này?

Trên thực tế, loãng xương không đơn giản chỉ là do chế độ ăn thiếu canxi khiến cho xương trở nên giòn và yếu đi mà nó có thể gây ra những biến chứng khôn lường như gãy xương ở các vùng cổ xương đùi, xương cột sống, xương tay… Thống kê cho thấy, gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất với tỷ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn đột quỵ, đau tim và ung thư vú. 

Các biến chứng của bệnh loãng xương thường khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế. Thực trạng này không những làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nhiều người khi gặp các cơn đau nhức xương, đau lưng, đau ngang cột sống, chuột rút cơ… cứ nghĩ đơn giản rằng đó là một số triệu chứng bình thường do lao động, tuổi tác và không để tâm. Chỉ đến khi gặp phải những biến chứng nguy hiểm, phải nhập viện thì mới phát hiện mình bị loãng xương và tình trạng khi đó đã trở nên nghiêm trọng.

Không chỉ có vậy, loãng xương là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương. Về lâu dài, bệnh loãng xương có thể khiến người bệnh bị gù vẹo cột sống do các đốt sống lún xẹp, biến dạng lồng ngực, gù lưng khi về già, giảm khả năng vận động, thường xuyên đau đớn... 

Thậm chí, nguy hiểm hơn là người bị loãng xương rất dễ bị gãy xương một cách tự nhiên hoặc chỉ sau một tác động nhẹ. Tình trạng gãy xương có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào nhưng thường gặp nhất là xương cổ tay, cột sống và cổ xương đùi.

Ngoài ra, các biến chứng của loãng xương thường khó hồi phục, nó có thể khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, một khi đã bị loãng xương thì người bệnh phải điều trị suốt đời và chi phí không hề nhỏ. Do đó, hãy chủ động phòng bệnh loãng xương ngay từ khi còn trẻ chứ đừng đợi đến khi quá muộn để phải chịu những hậu quả đáng tiếc.

3. Chế độ ăn tốt cho người bị loãng xương

Để dự phòng bệnh loãng xương, chúng ta cần thực hiện các biện pháp "bảo vệ" xương ngay từ khi còn trẻ để có khối lượng xương dự trữ lớn nhất có thể. Một trong số đó là xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đảm bảo đủ canxi. 

Bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa là sữa chua, phomat… Cá, súp lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, hạt đậu nành, tôm, cua cũng rất giàu canxi có lợi cho sức khỏe của xương. Đồng thời, bổ sung vitamin D trong khẩu phần ăn hằng ngày. Điều trị tốt các bệnh có thể gây loãng xương thứ phát.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp phần nào câu hỏi bệnh loãng xương có nguy hiểm không và gợi ý chế độ ăn uống tốt cho xương. Hy vọng bài viết có ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của xương và cơ thể nói chung.

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn. Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương - Ảnh 5.

Bệnh loãng xương có mấy loại? Phân biệt các dạng loãng xương
Tác giả: An Di