Mùa xuân ăn cải cúc bổ phổi, tăng đề kháng nhưng nhóm người này tuyệt đối không nên ăn

Mùa xuân ăn cải cúc bổ phổi, tăng đề kháng nhưng nhóm người này tuyệt đối không nên ăn
Rau cải cúc hay còn gọi là rau tần ô đặc trưng với vị đắng nhẹ và thơm. Theo Đông Y, cải cúc là rau có tính mát nên có tác dụng tán phong nhiệt, trừ đờm, kiện tỳ vị. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn cải cúc.

Rau cải cúc là loại rau lá xanh giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, carotene nhiều hơn cả rau bina cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie và rất nhiều loại axit amin tốt cho sức khỏe. Cải cúc có tính ngọt the, mát vào kinh tỳ vị, sách y học cổ truyền ghi chép có tác dụng "bổ tâm, thông kinh, trừ đau họng, tiêu đờm". Đặc biệt thích hợp dùng vào mùa xuân, có thể làm giảm các triệu chứng ho đàm do nhiệt, tỳ vị bất hòa.

Thêm vào đó nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cải cúc có thể giúp giảm cân, chống oxy hóa, hạ huyết áp, tiêu sưng giảm phù nề, cải thiện thị lực, giảm táo bón, an thần và trẻ hóa làn da.

Mùa xuân ăn cải cúc bổ phổi, tăng đề kháng nhưng nhóm người này tuyệt đối không nên ăn - Ảnh 1.

Ai không nên ăn cải cúc? Ảnh: ST

Đọc thêm:

+ Cải rocket: Loại rau họ cải ít người ăn được CDC Mỹ bình chọn là một trong những loại rau tốt nhất thế giới

+ Rau cải cúc tốt cho người cao huyết áp và tăng cường sức khỏe

1. Ai không nên ăn cải cúc?

Như đã nói, mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau "siêu dinh dưỡng" này. Theo đó, những người không nên hoặc cần thận trọng khi ăn cải cúc, không nên ăn quá nhiều bao gồm:

- Người tỳ vị hư hàn: Cải cúc có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn ngon, chữa táo bón nhờ tính mát và chứa nhiều chất xơ. Đối với những người tỳ vị hư hàn, đang bị tiêu chảy, nếu thường xuyên ăn cải cúc sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu chảy, khiến tỳ, vị càng yếu hơn.

- Người bệnh thận: Do cải cúc giàu kali (362 mg/100 gam rau) nên người bị bệnh thận, chẳng hạn như suy thận - có khả năng chuyển hóa kali kém, không nên ăn cải cúc, dễ dẫn tới tăng kali máu. Ngoài ra, cải cúc cũng chứa một lượng nhỏ oxalat, ăn nhiều làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Nếu chần trước khi ăn sẽ giúp giảm bớt chất kháng dinh dưỡng này.

- Người có bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích: Đối với những người có dạ dày không tốt, ăn quá nhiều rau cải cúc giàu chất xơ cùng một lúc có thể gây tiêu chảy và đầy hơi, chướng bụng cùng các khó chịu đường tiêu hóa, do đó cần kiểm soát lượng rau cải cúc tiêu thụ.

Mùa xuân ăn cải cúc bổ phổi, tăng đề kháng nhưng nhóm người này tuyệt đối không nên ăn - Ảnh 3.

Cải cúc có tính mát (Ảnh: ST)

- Người đang dùng thuốc chống đông máu: Cải cúc giàu vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp hạn chế tình trạng chảy máu, nếu đang dùng thuốc chống đông máu thì nên tránh ăn hoặc không nên ăn quá nhiều, tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.

- Phụ nữ bị đau bụng kinh: Nếu thường xuyên bị đau bụng trong kì kinh nguyệt thì tốt nhất nên tránh hoặc ăn ít rau cải cúc. Theo Đông Y, đau bụng kinh chủ do tử cung lạnh, nếu muốn giảm bớt cần giữ ấm tử cung và hạn chế các món có tính hàn (lạnh). Theo đó, tính mát của cải cúc không thích hợp với nhóm này, ăn quá nhiều cải cúc dễ làm tăng chứng đau bụng kinh, khiến tình trạng lạnh tử cung nghiêm trọng hơn.

- Người bị cao huyết áp không nên ăn quá nhiều: Mặc dù tinh dầu và các axit amin trong rau cải cúc được cho là có lợi cho việc hạ huyết áp. Tuy nhiên loại rau này cũng giàu natri (161 mg/100 gam rau), do vậy người bị cao huyết áp không nên ăn quá nhiều rau cải cúc, khi chế biến nên nêm nếm ít muối. Theo WHO khuyến cáo, bệnh nhân tăng huyết áp không nên ăn quá 4 gam muối một ngày.

Mùa xuân ăn cải cúc bổ phổi, tăng đề kháng nhưng nhóm người này tuyệt đối không nên ăn - Ảnh 4.

Cải cúc là loại rau giàu kali tốt cho người huyết áp cao (Ảnh: ST)

- Người bị huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị tụt huyết áp: Do có tác dụng hạ huyết áp nên người bị huyết áp thấp hay thường xuyên bị tụt huyết áp cũng nên tránh ăn rau cải cúc hoặc chỉ ăn với lượng nhỏ và theo dõi các triệu chứng sau khi ăn.

Người có huyết áp thấp (trị số huyết áp dưới 90/60mmHg) thường gặp các triệu chứng như: Hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột; đau đầu dữ dội, nặng hơn ở vùng đỉnh đầu; hay bị ngất xỉu; khả năng tập trung kém; mắt bị mờ; cảm giác lợm giọng và buồn nôn; chân tay thường có cảm giác tê cóng hay lạnh do khả năng tưới máu kém; nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh; mệt mỏi, rã rời, thiếu sức sống.

- Người bị bệnh gút: Do rau cải cúc có lượng purin tương đối cao nên người mắc bệnh gút không nên ăn rau cải cúc hay các loại rau giàu purin khác như măng tây, ớt xanh, rau muống, cải bó xôi,... tránh khiến tình trạng bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ bùng phát cơn gút cấp gây đau nhức khó chịu.

- Người có tiền sử dị với với họ hoa cúc (họ Asteraceae) như bồ công anh, hoa cúc, hoa hướng dương nên tránh ăn cải cúc, tránh bị dị ứng. Các triệu chứng dị ứng khi ăn rau cải cúc có thể bao gồm: Nổi mề đay, phát ban ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng niêm mạc môi lưỡi, khó thở.

Mùa xuân ăn cải cúc bổ phổi, tăng đề kháng nhưng nhóm người này tuyệt đối không nên ăn - Ảnh 5.

Thận trọng khi ăn cải cúc nếu bị dị ứng với các loại thực vật thuộc họ hoa cúc (Ảnh: ST)

Ngoài những nhóm kể trên thì người đang dùng thuốc mỡ máu cao, HIV, thuốc ức chế miễn dịch hoặc insulin cũng không nên ăn rau cải cúc.

2. Lưu ý khác khi ăn rau cải cúc

- Hoa cải cúc có ăn được không? Hoa cải cúc thường dùng để làm thuốc. Chẳng hạn, để trị đau đầu kinh niên có thể dùng cả cây cải cúc từ thân, hoa và rễ cải cúc đem nấu chín uống mỗi ngày khoảng 30 gam. Tuy nhiên, nếu dùng hoa cải cúc làm thuốc, cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, nhất là khi phần giữa nụ hoa có chứa pyrethrin, gây hại sức khỏe nếu dùng với liều lượng lớn.

- Bà bầu ăn rau tần ô được không? Được, rau cải cúc chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu chẳng hạn như kali, vitamin B, vitamin C, kẽm, chất xơ,... Tuy nhiên mẹ bầu chú ý chỉ ăn rau cải cúc đã nấu chín với lượng vừa phải, cũng không nên vì rau cải cúc tốt cho sức khỏe mà ăn quá nhiều. Khi ăn nên chú ý tới các triệu chứng sức khỏe bất thường để điều chỉnh.

- Phụ nữ sau sinh ăn rau cải cúc được không? Có nhiều quan niệm về việc ăn rau họ cải sau sinh gây mất sữa, tuy nhiên, rau cải cúc giàu dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe mẹ sau sinh. Nấu canh cải cúc với thịt nạc còn là một cách giúp sữa về nhiều hơn. Nhưng không nên ăn quá nhiều do cải cúc có tính mát, ăn nhiều dễ lạnh bụng.

- Cách nấu rau cải cúc ngon: Khi nấu rau cải cúc, trước tiên cần rửa sạch với nhiều lần nước, tránh vò nát rau khiến các vitamin bị hao hụt. Có thể thêm các gia vị có tính nóng như gừng, tiêu, tỏi để nấu cùng cải cúc, giúp trung hòa tính hàn của rau. Rau cải cúc rất nhanh mềm, không nên nấu lửa nhỏ quá lâu.

Mùa xuân ăn cải cúc bổ phổi, tăng đề kháng nhưng nhóm người này tuyệt đối không nên ăn - Ảnh 6.

Khi nấu rau cải cúc, trước tiên cần rửa sạch với nhiều lần nước (Ảnh: ST)

- Ăn rau cải cúc bao nhiêu là đủ? Mỗi lần nấu rau cải cúc chỉ nên ăn từ 100 - 150 gam, ăn từ ít hơn 3 lần mỗi tuần, tránh ăn quá nhiều. Khi ăn cần theo dõi xem có các phản ứng như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay không để điều chỉnh cho phù hợp.

- Cải cúc kỵ với gì?

+ Cải cúc kỵ cả rốt: Ăn chung sẽ phá hủy vitamin C trong cà rốt, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

+ Cải cúc kỵ quả hồng: Hồng có tính lạnh, cải cúc cũng tính lạnh, ăn chung cả hai loại thực phẩm dễ tạo ra kích thích lớn cho dạ dày và ruột, gây tiêu chảy.

Nhìn chung, cải cúc là loại rau giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Những thông tin về rau cải cúc bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn, tránh gây tương tác thuốc, ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

Nguồn dịch tham khảo: 163.com, Women Health


Tác giả: Allen