Đây là thời điểm giao mùa ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nước ta, thời tiết giao mùa thì vô cùng phức tạp và liên tục thay đổi. Đặc điểm này là điều kiện lý tưởng cho virus phát triển khiến nhiều người bị các bệnh đường hô hấp, tiêu hoá, đặc biệt là sốt virus.
Đáng buồn là đối tượng dễ mắc sốt virus nhất là trẻ em và teens đấy! Nguyên nhân vì hệ miễn dịch của chúng mình còn chưa hoàn chỉnh nên khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường và thời tiết đó mà!
Đây là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nếu teens bị dính sốt virus đấy các ấy ạ! Khi đó, nhiệt độ của cơ thể sẽ lên đến từ 38 - 39 thậm chí 40 – 41 độ cơ.
Trong cơn sốt, ấy có thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi nhưng khi ngay khi hạ sốt thì chúng mình lại thấy tỉnh táo nhưng thường xuyên bị đau mình mẩy. Ở một số bạn còn xảy ra hiện tượng đau cơ bắp, đau đầu, một số khác có thể không tỉnh táo, vật vã và xảy ra hiện tượng co giật.
Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa. Triệu chứng này cũng có thể xuất hiện song song cùng những đợt sốt cao kéo dài. Đặc điểm nhận diện dấu hiệu bất thường này là phân lỏng, có máu hoặc chất nhày.
Triệu chứng đi kèm sốt cao là viêm hạch ở đầu, mặt. Teens sẽ cảm thấy đầu mình bị sưng to, đau, thậm chí có thể nhìn và sờ thấy hạch nữa cơ.
Teens sẽ thấy kết mạc có màu đỏ, khó chịu,mắt ửng đỏ và thường xuyên chảy nước mắt.
Ngoài ra các ấy còn cảm thấy vô cùng khó chịu, muốn nôn hết tất cả ngay sau bữa ăn. Lưu ý nhé! Nếu bị nôn nhiều quá thì các ấy cần bổ sung ngay chất dinh dưỡng dạng thuốc hay nước để cơ thể vẫn đủ chất duy trì sức đề kháng chống đỡ virus nhá!
Có một sự thật là đối với các bệnh do virus gây ra hầu hết đều chưa có thuốc đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng riêng biệt mà thôi. Do đó, khi bị sốt virus tấn công, teens nên làm theo những điều sau đây để giảm thiểu những triệu chứng do sốt virus mang lại.
Tốt nhất là các ấy nên uống thuốc để làm giảm sốt sau đó lau khô mồ hôi. Ngoài ra, các ấy nên nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng, thậm chí là cởi quần áo, bỏ bớt chăn khi đang sốt cao. Các ấy nhớ chỉ nên lau bằng khăn ướt với nước ấm chứ tuyệt đối không được chườm với đá lạnh nghen!
Lập tức bù lại lượng nước đã mất. Khi bị sốt virus, teens sẽ có thể bị rối loạn tiêu hoá dẫn đến tiêu chảy gây hiện tượng mất nước cho cơ thể. Khi đó, việc cung cấp và bù lại lượng nước đã mất là điều cực kì quan trọng giúp teens hạ sốt đó nha!
Ngoài ra, lúc không bị sốt teens đã phải nạp đủ chất cho cơ thể rồi huống chi lúc cơ thể yếu ớt do virus tấn công thế này. Nhưng không phải cái gì cũng măm măm được đâu nhá, tốt nhất là các ấy nên ăn cháo loãng, súp, uống thêm nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất. Nếu chúng mình liên tục bị sốt quá 3 – 5 ngày thì teens không thể chủ quan tự xử lý ở nhà mà phải mau chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ ra tay trợ giúp đấy nhé!
Tuy nhiên, cách tốt nhất để không phải đối diện với gã khó chịu này chính là thực hiện ngoan ngoãn những biện pháp phòng ngừa đó!
Trước hết, trong thời điểm nhạy cảm như bây giờ, chúng mình cần nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước hàng ngày. Teens cũng nên dành một chút thời gian để rèn luyện thể dục thể thao và chú ý mặc quần áo cẩn thận, đừng chủ quan nhé các ấy! Nếu phải ra đường vào sáng sớm hay chiều tối teens nhớ mặc thêm áo, mang khăn đề phòng cảm lạnh tấn công.
Thêm vào đó, sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Thế nên, nếu teens nào bị tấn công rồi thì tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với bạn bè, người thân trong gia đình, thậm chí nếu sốt quá cao teens nên nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho người khác nghen!