Nước vào tai gây ù tùy từng trường hợp mà bạn cảm thấy mức độ khó chịu như thế nào. Mùa hè đi bơi bị nước vào tai là điều bình thường, tuy nhiên nếu không xử lý đúng có thể khiến bạn bị viêm nhiễm tai.
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết mùa hè đi bơi bị nước vào tai, nước vào tai do tắm, gội đầu,... có thể gây ra cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hay cổ họng. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ cảm thấy tai bị ù đi, giống như âm thanh bị nghẽn lại.
Mặc dù tình trạng ù tai do nước có thể tự biến mất, tuy nhiên điều nguy hiểm nhất là bạn tự xử lý sai cách dẫn tới viêm nhiễm, chẳng hạn như:
- Dùng tăm bông để ngoáy tai, lau tai
Rất nhiều người nghĩ rằng khi đi bơi bị nước vào tai thì dùng tăm bông ngoáy tai có thể giúp thấm bớt nước. Tuy nhiên, thực tế là dùng bông ngoáy tai còn khiến ráy tai của bạn bị đùn sâu hơn vào bên trong. Lúc này tai của bạn bị mất đi một lớp sáp bảo vệ vùng da mỏng ở ống tai nên tăng nguy cơ viêm nhiễm hơn.
- Đưa ngón tay hoặc móng tay ngoáy vào tay
Cũng tương tự như dùng tăm bông ngoáy tai, việc đưa tay hoặc móng tay ngoáy tai có thể gây trầy xước ống tai và lớp niêm mạc dễ viêm nhiễm.
"Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy hoặc chứng viêm tai ngoài và ống tai - còn gọi là hiện tượng viêm tai ngoài cấp tính", lương y Bùi Hồng Minh chia sẻ.
Vậy đi bơi bị nước vào tai phải làm sao. Ngoài việc tránh những sai lầm khi xử lý nước vào tai bạn có thể tham khảo một số cách sơ cứu nếu đi bơi bị nước vào tai đơn giản sau đây:
- Nghiên đầu hướng xuống phần vai ở bên tai có nước. Đồng thời kéo hay giật nhẹ dái tai.
- Lắc đầu từ bên này sang bên kia cũng theo chiều hướng xuống vai.
- Tận dụng trọng lực để có thể làm khô tai khi đi bơi bị nước vào tai một cách tự nhiên. Cụ thể: Bạn có thể nằm nghiêng và úp tai có nước xuống. Nếu muốn êm hơn, bạn có thể kê thêm gối.
- Lấy lòng bàn tay khum lại ép chặt vào bên tai rồi nghiêng đầu sang một bên. Cách này giúp tạo ra một áp lực chân không nhỏ giúp kéo nước ra ngoài. Tuy nhiên, lưu ý là bạn không được làm hành động này cùng lúc với bên tai khia. Điều này có thể khiến nước bị bật lại vào trong ống tai.
- Chuẩn bị một mảnh vải ấm rồi áp vào tai có nước khoảng 30 giây. Bạn lặp đi lặp lại động tác này khoảng 4 - 5 lần, mỗi một lần áp mảnh vải vào cách nhau 1 phút. Sau đó, nằm xuống hoặc nghiêng đầy về bên tai có nước.
- Sử dụng máy sấy: bật mấy sấy ở chế độ nhỏ nhất và để cách đầu (tai) khoảng 30 cm. Lưu ý không bật mức to vì có thể gây ảnh hưởng tới thính giác. Trong lúc bạn bật máy sấy, hãy lấy tay giật nhẹ dái tai xuống để hơi nước bên trong có thể ra ngoài.
- Pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide cùng với nước. Mỗi một lần sử dụng từ 3 đến 4 giọt dung dịch. Sau đó, khoảng từ 2-3 phút, bạn từ từ nghiêng đầu về bên có nước vào tai.
Trong trường hợp bạn đã thực hiện các mẹo xử lý đi bơi bị nước vào tai kể ở trên mà vẫn không hiệu quả. Sau đó, bạn quan sát thấy các dấu hiệu như ngứa ống tai, quan sát thấy phần mềm ở trong tai bị ửng đỏ, tai bị tiết ra những chất lỏng có màu trong suốt không mùi kèm theo cảm giác khó chịu hoặc đau đớn nếu chạm vào ở bên ngoài tai hay khi dùng tay ấn vào,... Thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
Những dấu hiệu kể trên cho thấy tai bạn đang có nguy cơ bị viêm nhiễm, viêm tai ngoài do đi bơi bị nước vào tai.