Trước khi tìm hiểu xem ai không nên ăn củ đậu hay ăn củ đậu bao nhiêu mỗi ngày, củ đậu kỵ với gì là đủ thì dưới đây là các lợi ích sức khỏe khi ăn củ đậu mà bạn có thể nhận được.
Theo Health, ăn củ đậu có thể giúp cơ thể nhận được nhiều lợi ích nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào trong loại củ này.
- Giàu dinh dưỡng nhưng ít calo nên ăn củ đậu giảm cân tốt: 100 gam củ đậu chỉ cung cấp 38 calo nên người đang cần kiểm soát calo trong chế độ ăn, người giảm cân có thể thêm củ đậu vào chế độ ăn của mình để hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, củ đậu cũng nhiều nước và chất xơ hòa tan nên giúp người ăn có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và ăn vặt đồng thời giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.
Lưu ý rằng, không nên ăn củ đậu thay cơm, thay các loại rau xanh hay ăn củ đậu quá nhiều dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới quá trình giảm cân cũng như sức khỏe.
Ngoài ít calo và ít carbs thì củ đậu cũng giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Vitamin C, folate, sắt, magie, kali, mangan, vitamin E, thiamine, riboflavin, vitamin B6, axit pantotheic, canxi, phốt pho, kẽm, đồng,...
Ăn củ đậu giúp giảm cân tốt khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh (Ảnh: ST)
Đọc thêm:
+ Củ dong vào mùa: Ăn củ dong có tác dụng gì với sức khỏe?
- Đặc tính chống oxy hóa: Flavonoids trong củ đậu giúp thực phẩm này có đặc tính chống oxy hóa cao, kết hợp với vitamin E, selen và beta-carotene góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tổn thương do stress oxy hóa gây ra, chẳng hạn như bệnh tim mạch, ung thư, béo phì, tiểu đường,...
- Củ đậu có chỉ số GI thấp, tốt cho người tiểu đường: Nếu đang băn khoăn nên ăn gì khi bị tiểu đường thì củ đậu là một gợi ý lành mạnh không nên bỏ qua. Củ đậu có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (GI = 17) nên người bị tiểu đường ăn củ đậu có thể giúp lượng đường huyết trong máu ổn định, không bị tăng đột ngột.
- Ăn củ đậu giàu vitamin C tốt cho miễn dịch: Ngoài đặc tính chống oxy hóa thì vitamin C dồi dào trong củ đậu đã được chứng minh là có lợi cho hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe do bệnh tật. Củ đậu cũng giàu chất xơ. Theo Health, trong một nghiên cứu, cứ mỗi 10 gam chất xơ trong chế độ ăn uống tăng thêm mỗi ngày, nguy cơ tử vong do các bệnh truyền nhiễm và hô hấp giảm 34% và 18% ở nam giới và 39% và 34% ở nữ giới.
- Củ đậu tốt cho sức khỏe tiêu hóa: Chất xơ trong 100 gam củ đậu là 4,9 gam, chủ yếu là chất xơ hòa tan. Thêm các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột hoạt động, từ đó giảm nguy cơ bị táo bón, phân di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, inulin trong củ đậu còn là "thức ăn" cho các vi khuẩn đường ruột, giúp tăng lợi khuẩn và giảm số lượng vi khuẩn có hại.
Ai không nên ăn củ đậu? Ảnh: ST
- Ăn củ đậu tốt cho sức khỏe làn da: Vitamin C trong củ đậu thúc đẩy sản xuất collagen, giúp da săn chắc và mịn màng. Ngoài ra, nước và khoáng chất trong củ đậu giúp giữ ẩm và làm sáng da hơn.
2. Ai không nên ăn củ đậu? Củ đậu kỵ với gì?
Mặc dù ăn củ đậu có nhiều tác dụng "vượt trội" đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn củ đậu. Cụ thể, nếu đang băn khoăn ai không nên ăn củ đậu hay củ đậu kỵ với gì thì cần chú ý những vấn đề sau:
- Người đang bị bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều củ đậu: Do củ đậu chứa tới 90% là nước và đặc biệt giàu chất xơ hòa tan nên người bị hội chứng ruột kích thích (IBS), người đang có các triệu chứng tiêu hóa như đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng không nên ăn nhiều củ đậu, nếu ăn sai cách có thể khiến các tình trạng tiêu hóa tăng nặng hơn.
- Dị ứng củ đậu: Mặc dù hiếm gặp nhưng dị ứng củ đậu cũng có thể xảy ra. Theo Everyday Health, một nghiên cứu cho thấy, người ăn củ đậu có thể gặp phải hội chứng dị ứng miệng. Hội chứng dị ứng miệng (oral allergy syndrome - OAS) là tình trạng dị ứng thực phẩm phổ biến ở người lớn với đặc trưng là ngứa nhẹ, sưng tấy ở miệng, môi lưỡi hoặc cổ họng. Triệu chứng xuất hiện sau vài phút khi ăn một số loại thực phẩm gây dị ứng hoặc có thể cần tới nửa giờ để dấu hiệu dị ứng miệng xuất hiện. Do đó, nên ngừng ăn củ đậu nếu nghi ngờ mình bị dị ứng.
Ngộ độc hạt và lá cây củ đậu có thể đe dọa tới tính mạng (Ảnh: ST)
- Trẻ dưới 3 tuổi không nên ăn củ đậu do hệ tiêu hóa còn non kém.
Ngộ độc hạt và lá cây củ đậu: Lá và hạt của cây củ đậu chứa tephrosin và rotenone có thể gây ngộ độc. Nếu ăn phải lượng lớn sẽ có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn từ 5 - 40 phút, gồm: Đau bụng dữ dội, co giật, hạ huyết áp, nôn mửa liên tục, mê man bất tỉnh, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Nếu phát hiện bị ngộ độc lá, hạt cây thủy đậu thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ hô hấp, sục rửa dạ dày và điều trị triệu chứng ngộ độc nhanh chóng. Nếu người bị ngộ độc không được điều trị kịp thời có thể bị đe dọa tới tính mạng.
- Theo Đông Y, củ đậu có vị ngọt, tính mát do vậy nên tránh ăn củ đậu cùng với các thực phẩm giàu tinh bột hoặc quá ngọt, dễ khiến đường huyết tăng quá mức, bất lợi với người cần ổn định lượng đường trong máu như bệnh nhân tiểu đường.
Nhìn chung, khi ăn củ đậu cần chú ý tới các biểu hiện bất thường của sức khỏe để kịp thời điều chỉnh chẳng hạn như ngừng ăn hay giảm lượng củ đậu ăn vào. Thông thường không nên ăn quá 4 bữa củ đậu mỗi tuần, mỗi lần ăn củ đậu không nên ăn quá 2 củ.
Nguồn dịch tham khảo:
1. 7 Benefits of Jicama, Plus Facts and Nutrition
2. Jicama 101: A Complete Guide