Mùa dịch Covid-19: Nếu phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, đây là 4 điều bạn bắt buộc phải ghi nhớ

Mùa dịch Covid-19: Nếu phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, đây là 4 điều bạn bắt buộc phải ghi nhớ
Trong khi dịch Covid-19 đang có dấu hiệu gia tăng, nếu như bạn bắt buộc phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng bạn cần nhớ các nguyên tắc: không sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, khử trùng tất cả các vật dụng sau khi ra ngoài, không dùng tay gạt vòi nước sau khi rửa tay xong,....

1. Nguy cơ lây nhiễm nhiều loại virus từ nhà vệ sinh công cộng

Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì những loại vi khuẩn như E.Colo, liên cầu khuẩn, tụ cầu, Shigella,... là những vi khuẩn dễ tìm thấy trong nhà vệ sinh công cộng nhất. Nhóm này có thể lây nhiễm nếu như bạn không đảm bảo vệ sinh sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng xong.

Một số virus như cúm, virus norovirus,... có thể tồn tại nhiều ngày ở trên bề mặt những thiết bị vệ sinh công cộng nếu như không được dọn dẹp sạch sẽ. Và bạn, vẫn có nguy cơ lây nhiễm chúng nếu như không vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy trên bề mặt thiết bị vệ sinh công cộng có những loại khuẩn khác như streptococus có thể gây nhiễm trùng da, viêm phổi,...Ngoài ra, dù tỷ lệ khá thấp và gần như là hiếm gặp nhưng sử dụng nhà vệ sinh công cộng không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh tình dục.

Trong mùa dịch Covid-19 như hiện tại, việc bảo vệ bản thân khi bắt buộc phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng là điều vô cùng quan trọng.

2. Cách bảo vệ bản thân khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa Covid-19

Dưới đây là 4 nguyên tắc mà bạn cần nhớ khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa Covid-19:

- Lau miệng bồn cầu trước khi sử dụng

Bạn có thể lau miệng bồn cầu (chỗ mà bạn ngồi lên) bằng khăn ướt khử trùng và dùng giấy lót miệng bồn cầu trải ra sau đó mới ngồi lên, tránh tiếp xúc trực tiếp với bồn cầu.

- Đậy nắp bồn cầu lại rồi mới xả nước

- Đeo khẩu trang khi vào nhà vệ sinh

Đa số các nhà vệ sinh đều là khép kín vì thế mà khi có nhiều người sử dụng, mọi người đều sẽ hít chung một bầu không khí. Nếu như có người ho hoặc hắt xì vô tình bạn có thể tiếp xúc với chất tiết này.

Do đó mà việc đeo khẩu trang vào nhà vệ sinh là điều bắt buộc. Trước khi đeo khẩu trang và khi tháo hoặc thay khẩu trang, không được sờ vào mặt ngoài của khẩu trang, sau đó nhớ phải rửa tay.

- Rửa tay sau khi vệ sinh xong

Các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, nắp bồn cầu, nút xả nước hay vòi xịt trong nhà vệ sinh công cộng đều có thể có virus bám vào nên rửa tay sau khi đi vệ sinh xong là điều cần thiết, nếu không bạn có thể vô tình chạm vào mắt, mũi, miệng hay các vật dụng khác.

Hãy rửa tay theo các bước của Bộ Y tế và WHO đã hướng dẫn. Làm bài test dưới đây để xem bạn đã rửa tay đúng cách chưa nhé!

Sau khi rửa tay xong, hãy lấy khuỷu tay hoặc giấy để đóng vòi lại. Vì thế bạn có thể lưu ý chọn nhà vệ sinh công cộng có vòi cảm ứng tự động hoặc dùng nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn thay thế.

3. Nhà vệ sinh... có đảm bảo vệ sinh?

Nhà vệ sinh là một trong những nghi vấn lây lan dịch bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng. Tiến sĩ, bác sĩ Phùng Mạnh Thắng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ với PV Thanh Niên về các nguy cơ lây nhiễm bệnh khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng nếu không được vệ sinh kỹ.

Theo lời bác sĩ Thắng thì để phòng tránh dịch bệnh nhà vệ sinh công cộng tại các bệnh viện, nhà ga hay bến tàu, trạm xe cần phải đáp ứng được đủ những điều kiện và vật dụng cần thiết chẳng hạn như có bồn cầu (nếu như có thêm bồn tiểu thì càng tốt), có bồn rửa tay, có xà phòng để rửa tay và giấy vệ sinh, khăn giấy dùng một lần; đồng thời cần phải có lịch kiểm trang thời gian biểu làm vệ sinh của nhân viên.

Tuỳ vào tần suất sử dụng nhà vệ sinh công cộng đông hay ít người mà việc làm sạch nhà vệ sinh ít nhất phải 1 ngày 2 lần.

Như tại Bệnh viện Chợ Rẫy, số lượng người sử dụng đông nên phải cắt cử một nhân viên vệ sinh thường trực, khi có mùi là làm ngay, bệnh viện có 3 công ty vệ sinh phụ trách. Ngoài ra, bệnh viện còn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nhân viên vệ sinh sử dụng hóa chất phù hợp liều lượng, đúng cách.

Tuy nhiên, việc làm sạch nhà vệ sinh phải đảm bảo đúng. Đó là việc dùng đúng hóa chất để diệt vi khuẩn, virus. Theo như khuyến cáo của Bộ Y tế là sử dụng Cloramin B pha để lau bề mặt bồn rửa tay, kệ, sàn, nếu có người sử dụng nhiều thì lau nhiều lần như bến tàu xe. Đối với những nơi ô nhiễm nhiều như trong bồn cầu thì cần tăng thêm lượng Cloramin B.

Cập nhật nhanh những khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế TẠI ĐÂY.

Mùa dịch Covid-19: Nếu phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, đây là 4 điều bạn bắt buộc phải ghi nhớ - Ảnh 3.


 

Tác giả: Kim Phụng