Mùa dịch, bị hen suyễn đeo khẩu trang có gây bùng phát cơn hen không?

Mùa dịch, bị hen suyễn đeo khẩu trang có gây bùng phát cơn hen không?
Thời tiết đang khô hanh và lạnh hơn, các bệnh đường hô hấp như cúm mùa, COVID-19,... vẫn đang tiếp diễn, liệu người bị hen suyễn đeo khẩu trang để phòng tránh có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Hen suyễn là một tình trạng phổi mãn tính có ảnh hưởng tới các ống dẫn không khí ra vào phổi bị sưng và hẹp lại (khi lên cơn suyễn). Những người bị hen suyễn có thể đeo khẩu trang vì một số lý do, bao gồm:

- Ngăn chặn sự lây lan của virus bao gồm cả virus SARS-CoV-2, virus gây cảm lạnh, cúm mùa

- Giảm các triệu chứng hen suyễn khi thời tiết khô lạnh, ô nhiễm không khí (hoặc không khí có chất lượng kém)

- Các chất gây dị ứng trong nhà và ngoài trời (hay còn gọi là các dị nguyên như lông thú cưng, nấm mốc, mạt bụi, phấn hoa, bào tử nấm mốc,...)

- Bảo vệ bản thân hoặc những người khác xung quanh.

Đã có nhiều tranh luận về việc liệu người bị hen suyễn đeo khẩu trang có an toàn không bởi điều đáng lo ngại là khẩu trang có thể cản trở việc thở "một cách bình thường đối với người bị hen suyễn". Tuy nhiên cho tới hiện tại thì không có bằng chứng nào cho thấy việc đeo khẩu trang có thể khiến các triệu chứng của hen suyễn trầm trọng hơn.

1. Nghiên cứu về đeo khẩu trang trang khi bị hen suyễn

Bệnh hen suyễn có thể gây khó thở. Khi hít vào, oxy sẽ đi vào phổi và máu; sau đó máu mang oxy đi khắp cơ thể, phân phối nó tới các tế bào và mô. Các bác sĩ họi thể tích oxy trong máu là mức bão hòa oxy (SpO2). Ở người khỏe mạnh thì chỉ số bão hòa oxy là 96 - 98%.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy đeo khẩu trang không ảnh hưởng tới lượng oxy trong máu của mọi người bất kể là họ có đang bị hen suyễn hay không. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mức SpO2 ở 223 người đeo nhiều loại khẩu trang khác nhau, trong đó có 102 người tham gia bị hen suyễn.

Kết quả cho thấy chỉ số SpO2 trung bình ở người không bị hen suyễn và bị hen suyễn đều giống nhau, đều là 98%.

Mùa dịch, bị hen suyễn đeo khẩu trang liệu có gây hại cho sức khỏe? - Ảnh 2.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy đeo khẩu trang không ảnh hưởng tới lượng oxy trong máu của mọi người bất kể là họ có đang bị hen suyễn hay không (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Mùa dịch, nên chọn loại khẩu trang nào cho trẻ?

Người bị hen suyễn nên ăn gì?

Nghiên cứu được giải thích rằng, khi con người thở ra họ sẽ thở ra CO2 và đeo khẩu trang sẽ bẫy CO2 lại, nghĩa là mọi người sẽ hít thở ngược lại khí này. WHO đã nhấn mạnh tới việc đeo khẩu trang không làm, tăng nồng độ CO2 hoặc làm giảm SpO2 khi được đeo đúng cách.

2. Hướng dẫn của CDC về việc đeo khẩu trang và bệnh hen suyễn

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thì mọi người từ 2 tuổi nên đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng - nơi có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp. Với người có nguy cơ cao tiến triển nặng với COVID-19 như người bị hen suyễn thì việc cân nhắc đeo khẩu trang ở nơi công cộng là cần thiết.

Khẩu trang cần phải che kín mũi và miệng, vừa khít dưới cằm cũng như khuôn mặt. Với nơi thông thoáng ngoài trời thì không nhất thiết phải đeo khẩu trang, trừ khi mật độ người đông và có nguy cơ lây nhiễm cao.

Nếu bạn bị hen suyễn mức độ nặng và không kiểm soát được việc thở đẫn đến khó thở khi đeo khẩu trang thì Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA) khuyến nghị rằng bạn có thể thử đeo khẩu trang làm từ loại vải khác thay vì N95. Ngoài ra bạn cần kiểm tra độ vừa vặn của khẩu trang cũng như cách thở khi đeo.

Mùa dịch, bị hen suyễn đeo khẩu trang liệu có gây hại cho sức khỏe? - Ảnh 3.

Khẩu trang cần phải che kín mũi và miệng, vừa khít dưới cằm cũng như khuôn mặt (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, CDC cũng nhắc đến các lợi ích mà các loại khẩu trang khác mang lại:

- Khẩu trang bằng vải: có độ bảo vệ kém nhất khỏi các virus và vi khuẩn, nên giặt sạch sau mỗi lần đeo

- Khẩu trang y tế: có mức độ bảo vệ trung bình. Bạn có thể tăng khả năng bảo vệ lên bằng cách đeo một chiếc khẩu trang bằng vải ra ngoài khẩu trang y tế và nên vứt bỏ khẩu trang y tế sau mỗi lần sử dụng

- Khẩu trang chuyên dụng như N95 hoặc KN95: cung cấp khả năng bảo vệ tối đa. AAFA khuyến cáo với người đang có nguy cơ cao gặp các biến chứng nặng với COVID-19 và các bệnh hô hấp khác thì loại khẩu trang này là phù hợp.

Đặc biệt với thời tiết khô lạnh thì việc hít thở trực tiếp này có thể khiến đường thở của người bị hen suyễn thu hẹp lại từ đó khởi phát các triệu chứng bệnh hay còn gọi là co thắt/thu hẹp phế quản. Vì thế mà CDC cũng khuyên rằng bạn nên đeo khẩu trang và che mặt kĩ khi ra ngoài trong thời tiết lạnh khô, không khí được làm ấm hơn trước khi xuống phổi sẽ giảm nhiều nguy cơ.

3. Lựa chọn khẩu trang nào cho trẻ bị hen suyễn?

Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng cho biết các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em có thể tồi tệ hơn trong 6 tháng đầu tiên sau khi nhiễm COVID-19. Mặt khác, các nghiên cứu trước đó cũng phát hiện ra rằng hậu COVID-19 ở trẻ bị hen và không bị hen đều không có sự chênh lệch đáng kể nào về mức độ nghiêm trọng.

Mùa dịch, bị hen suyễn đeo khẩu trang liệu có gây hại cho sức khỏe? - Ảnh 4.

Lựa chọn khẩu trang nào cho trẻ bị hen suyễn? (Ảnh: Internet)

Thực tế thì không có khẩu trang loại N95 nào được sản xuất riêng cho trẻ em, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một loại khẩu trang có độ lọc an toàn cao để sử dụng cho trẻ thì khẩu trang KN95 hoặc KF94 có một số loại cho trẻ.

Tuy nhiên điều quan trọng vẫn là lựa chọn loại khẩu trang vừa vặn với gương mặt trẻ, che kín cả mũi và miệng; đặc biệt là chỉ đeo khẩu trang cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Tóm lại, việc bị hen suyễn đeo khẩu trang để phòng tránh các bệnh hô hấp cũng như khi thời tiết trở lạnh như hiện tại là an toàn. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào với việc đeo khẩu trang, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được giải đáp kĩ lưỡng hơn.

Nguồn dịch: Is it safe for people with asthma to wear face masks?


Tác giả: Allen