Mùa cúm là tháng mấy? Bác sĩ chỉ ra những lưu ý để phòng ngừa cúm khi học sinh đi học trở lại

Mùa cúm là tháng mấy? Bác sĩ chỉ ra những lưu ý để phòng ngừa cúm khi học sinh đi học trở lại
Thời điểm giao mùa nồm ẩm, bên cạnh đại dịch Covid-19 thì dịch cúm cũng đang vào mùa. Vậy chính xác mùa cúm là tháng mấy? Cần phòng tránh như thế nào?

Giải thích cho vấn đề này, BSCKI Đinh Quốc Anh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực BVĐK Hồng Ngọc đã có những trao đổi trong livestream trực tuyến Chuyện khó có bác sĩ "Cúm mùa nguy hiểm hơn bạn nghĩ: Phòng ngừa và điều trị đúng cách".

1. Mùa cúm là tháng mấy?

Theo BS.Quốc Anh thì mùa cúm thường bắt đầu vào tháng 10, tháng 11 dương lịch và kết thúc vào tháng 3 âm lịch.

Chính vì thế mà nếu muốn phòng tránh bệnh cúm tốt nhất thì bạn nên tiêm phòng cúm trước từ 2 tuần cho tới 1 tháng trước khi cúm vào mùa.

Cảm cúm là bệnh xuất hiện theo mùa, những thời điểm nào là mùa cúm?

2. Khi học sinh đi học trở lại, cần làm gì để phòng tránh cảm cúm?

2.1. Phòng tránh cảm cúm như thế nào?

- Tránh những nơi đông người

Không chỉ là khuyến cáo trong đại dịch Covid-19 mà việc tránh tụ tập, tiếp xúc ở những nơi quá đông người sẽ giúp phòng tránh cảm cúm hiệu quả. Bệnh cúm có thể lây lan nhanh chóng trong một không gian hạn chế và kém lưu thông khí. Điều này có nghĩa là những không gian như trường học, nơi làm việc, trung tâm thương mại,... đều là những nơi có nguy cơ.

Nếu bạn có hệ miễn dịch kém thì tốt nhất đừng bỏ qua việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với bất kì ai, nhất là những người bị bệnh hoặc có các triệu chứng như ho, hắt hơi,...

- Rửa tay thường xuyên

Vì virus cúm có thể tồn tại trên các bề mặt cứng nên hãy rửa tay thường xuyên, điều này đặc biệt quan trọng trước khi bạn chế biến thức ăn hay ăn uống. Bên cạnh đó, đừng quên rửa tay thật kĩ sau khi đi vệ sinh.

- Không đưa tay chạm vào mắt, mặt, mũi, miệng

Virus cúm có thể di chuyển trong không khí nhưng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi tay bạn có dính virus và vô tình chạm vào mắt, mặt, mũi hay miệng.

- Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch

Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch bao gồm ngủ đủ ít nhất từ 7 - 9 giờ mỗi tối. Hạn chế các thức ăn nhiều đường, hạn chế tiêu thụ đồ ăn vặt hay các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là bổ sung thêm các loại trái vây, rau củ chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe.

- Tiêm phòng cúm hàng năm

Hãy chắc chắn rằng bạn được tiêm phòng cúm định kì hàng năm. Virus cúm có thể thay đổi theo từng năm nên việc tiêm nhắc lại là rất quan trọng để cập nhận sự thay đổi.

Sau khi tiêm vaccine, bạn sẽ phải mất tới 2 tuần để vaccine có thể phát huy tác dụng. Nếu bạn bị cúm sau khi tiêm phòng thì việc tiêm ngừa sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian nhiễm bệnh cũng như giảm nhẹ các triệu chứng.

2.2. Lời khuyên phòng ngừa cảm cúm khi học sinh đi học trở lại

Đối với học sinh đi học trở lại, để phòng ngừa cảm cúm, BS. Quốc Anh đưa ra một số lời khuyên như sau:

- Tuân thủ nghiêm ngặt 5K

- Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ

- Dạy trẻ hiểu về mức độ cần thiết của việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn

- Hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi họng hàng ngày.

Đọc thêm: Hướng dẫn xịt rửa mũi, súc họng hàng ngày giúp phòng ngừa Covid-19

Làm gì để phòng ngừa cảm cúm? Học sinh đi học trở lại cần chú ý gì?

Nguồn dịch tham khảo: How to Prevent the Flu: Natural Ways, After Exposure, and More


https://suckhoehangngay.vn/mua-cum-la-thang-may-bac-si-chi-ra-nhung-luu-y-de-phong-ngua-cum-khi-hoc-sinh-di-hoc-tro-lai-20220221005031731.htm
Tác giả: Châu Anh