Một vài mẹo phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cha mẹ nên biết

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Một vài mẹo phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cha mẹ nên biết
Các mẹo phòng tránh trào ngược dạ dày dưới đây không quá khó hiểu và thực hiện sẽ giúp cha mẹ phòng tránh và phản ứng kịp thời với tình trạng bệnh của trẻ.

1. Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Với biểu hiện nôn, trào ngược dạ dày ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Điển hình nhất phải kể tới tình trạng nôn trớ sinh lý. Phải quan sát thật kỹ tình trạng bệnh và có kiến thức vững thì cha mẹ mới phân biệt rõ tình trạng sức khỏe của con.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nôn trớ sinh lý xuất phát từ việc nuốt nhiều hơi khi trẻ bú quá no hoặc lần đầu sử dụng loại thức ăn mới. Thời gian nôn thường khá sớm, ngay sau sữa ăn hoặc thậm chí trong quá trình đang bú.

Tần suất nôn trớ sinh lý ở trẻ thường không nhiều, chỉ diễn ra thoáng qua chứ không dày đặc. Ngoài lúc này ra, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, không có biểu hiện gì bất thường.

Một vài mẹo phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cha mẹ nên biết - Ảnh 1.

Trẻ bị trào ngược dạ dày có nhiều triệu chứng giống các bệnh lý khác (Ảnh: Curcumingold.com)

Khác với nôn trớ sinh lý, nôn trớ vì trào ngược có nguyên nhân từ cơ thắt thực quản. Cơ thắt thực quản của bé yếu, không đủ khả năng ngăn cản thức ăn nên làm xảy ra tình trạng trào ngược thực quản. Điều này khiến tình trạng nôn trớ thường xuất hiện muộn. Khi thay đổi đột ngột, các cơn nôn có thể xuất hiện mọi lúc.

Sự thay đổi nguyên nhân này khiến cơn nôn của trẻ diễn ra thường xuyên hơn so với nguyên nhân từ sinh lý. Mỗi khi lên cơn, trẻ sẽ có biểu hiện sợ bú, chán bú, khóc thét, cựa quậy khó chịu,…

2. Cho trẻ ăn thế nào để phòng tránh trào ngược dạ dày

Một vài mẹo phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cha mẹ nên biết - Ảnh 2.

Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới việc phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ (Ảnh: Dunamex.vn)

Để phòng tránh trào ngược dạ dày, phụ huynh phải chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ. Một chế độ ăn uống lành mạnh cần xây dựng dựa trên các yếu tố:

- Chia bữa ăn thành nhiều bữa trong một ngày, mỗi bữa tránh cho trẻ ăn quá nhiều.

- Tránh cho trẻ bú hơi. Bình sữa khi bú cần nghiên để sữa xuống đều, trẻ không mút phải hơi. Mỗi 30 – 60ml sữa cần cho bế nghỉ và ợ hơi.

- Trẻ bắt đầu trào ngược dạ dày, bạn nhanh chóng vuốt nhẹ và xoa lòng bàn chân bé. Trong trường hợp bé sặc, ngay lập tức cho trẻ nằm nghiêng cho sữa chảy ra.

- Trẻ có biểu hiện ho sặc sụa mãi không giảm hoặc người tím tái, bạn cần phải đưa ngay tới các trung tâm y tế ngay.

3. Một vài mẹo nhỏ để phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể thực hiện nếu cha mẹ chú tâm tập cho trẻ một vài thói quen dưới đây.

3.1. Làm đặc thức ăn

Trẻ sơ sinh cần cho bú mẹ nhiều chia thành nhiều lần trong ngày. Mỗi lần một ít để trẻ không quá no. Trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc ăn bột được thì phụ huyng có thể pha bột đặc hơn hoặc trộng thêm chút bột gạo vào sữa.

Thức ăn đặc có thể hạn chế tần suất trớ của trẻ em. Ngoài ra, thức ăn ở thể này cũng dễ hấp thụ hơn. Lưu ý, thức ăn không quá đặc vì có thể làm trẻ bị táo bón.

3.2. Dùng sữa có đạm thủy phân

Sữa có đạm thủy phân rất có lợi trong việc điều trị các trẻ bị trào ngược dạ dày. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh 20% số lượng trẻ em sơ sinh trào ngược dạ dày là do dị ứng sữa bò. Tình trạng này chỉ thuyên giảm khi trẻ được ngưng dùng sữa bò.

Vậy nên, chuyển sữa bò bằng sữa có đạm thủy phân sẽ hạn chế tình trạng này. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng được thúc đẩy hoạt động tốt hơn. Các loại sữa có đạm phân thủy phổ biến trên thị trường như Dumex HA (Dumex), Pregestimil, NAN HA (Nestle),…

4. Những điều cần lưu ý để phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ

Một vài mẹo phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cha mẹ nên biết - Ảnh 3.

Trào ngược không phải bệnh nghiêm trọng nhưng cần phát hiện sớm (Ảnh: Kenhphunu.com)

Bên cạnh xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng cần chú ý cho trẻ hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm khác như tỏi, hành cay; thức ăn nhiều dầu mỡ; món ăn chứa nhiều cà chua; nước ép cam, bưởi;…

Sau khi cho trẻ ăn xong, cha mẹ cũng nên chú ý giữ tư thế trẻ ở vị trí an toàn. Nếu bé chưa đứng được thì bế thẳng bé khoảng 20 – 30 phút. Còn bé đã đứng được thì bạn cho bé đứng chơi thoải mái.

Thói quen ru ngủ sau khi trẻ ăn phải loại bỏ ngay. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới dạ dày. Bạn chỉ nên cho trẻ sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Nếu ngủ, chú ý gối kê đầu trẻ phải vừa phải, không quá cao hoặc quá thấp. Khoảng cách tầm 30 độ là mức độ lý tưởng để phòng tránh trào ngược dạ dày.

Tác giả: Quang Anh