Một vài gợi ý giảm mất nước, bù điện giải cho người bị sởi

Một vài gợi ý giảm mất nước, bù điện giải cho người bị sởi
Tiêu chảy, sốt cao khiến cơ thể bị mất nước và các chất điện giải. Điều này thường xảy ra ở giai đoạn khởi phát khi bị sởi. Vậy làm thế nào để giảm mất nước, bù điện giải cho cơ thể người bệnh?

Tình trạng mất nước bắt đầu từ khi cơ thể có dấu hiệu bị sởi với biểu hiện sốt nhẹ, tiêu chảy. Sởi kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất nước nghiêm trọng. Khi lượng nước bị mất dược 5% trọng lượng cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khát, nhịp tim đập nhanh, da khô, viêm kết mạc nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn cần tiến hành giảm mất nước, bù điện giải cho người bệnh.

1. Tại sao phải giảm mất nước, bù điện giải khi bị sởi?

Triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi là sốt, phát ban, nôn mửa,... Tất cả những triệu chứng này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa khiến nó bị rối loạn. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong đó có tiêu chảy.

Tiêu chảy khiến bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng. Khi lượng nước bị mất khoảng 10% trọng lượng có thể, người bệnh có thể bị sốc, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, trong phác đồ điều trị sởi của Bộ y tế, giảm mất nước, bù điện giải là một trong những phương pháp hỗ trợ quan trọng.

Giảm mất nước, bù điện giải do sởi thường được thực hiện qua đường uống. ORS (Oresol) là loại thuốc bù nước điện giải được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này. Đối với trường hợp nặng hơn như nôn mửa nhiều, mất nước nghiêm trọng, rối loạn điện giải, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch duy trì.

Cách giảm mất nước, bù điện giải cho người bị sởi - Ảnh 1.

Giảm mất nước, bù điện giải cho bệnh nhân sởi - Ảnh: Internet

2. Cách sử dụng ORS để giảm mất nước, bù điện giải cho bệnh nhân sởi

ORS (Oresol) là thuốc giảm mất nước, bù điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa. Do đó, khi bệnh nhân sởi có triệu chứng bị mất nước, hoàn toàn có thể sử dụng loại thuốc này.

Hiện nay trên thị trường có hai loại Oresol là thuốc uống và viên nén sủi bọt. Khi sử dụng cần hoàn tan gói thuốc hoặc viên nén bằng nước lọc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên pha ước chừng khiến dung dịch bị loãng hoặc đặc, không tốt cho cơ thể.

2.1. Các trường hợp không được sử dụng ORS

ORS là thuốc nên có khả năng chống chỉ định với trường hợp vô niệu hoặc giảm niệu. Bởi khi sử dụng thuốc thận phải khỏe mạnh, hoạt động bình thường để đào thải nước tiểu hoặc điện giải thừa.

Vô niệu là người không có nước tiểu trong bàng quang khi thông đái hoặc nước tiểu 24 giờ thấp dưới 300ml.

Để giảm mất nước, bù điện giải cho người bị vô niệu hoặc giảm niệu cần phải tiêm nước và điện giải chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên với các trường hợp giảm niệu tức thời, bệnh nhân có thể uống bù nước cho cơ thể.

Khi bệnh nhân sởi có triệu chứng mất nước nặng kèm triệu chứng sốc cần phải bù nước bằng đường tiêm tĩnh mạch. Đặc biệt là trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, nôn nhiều và kéo dài, sốt liên tục.

2.2. Một số triệu chứng thường gặp khi uống ORS

Khi giảm mất nước, bù điện giải bằng cách uống ORS người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như nôn mửa. Nếu xuất hiện triệu chứng này bạn nên cho người bệnh uống chậm, chia thành nhiều lần với lượng ít. Nếu xuất hiện triệu chứng mi mắt húp nặng nên tạm thời ngừng điều trị.

Cách giảm mất nước, bù điện giải cho người bị sởi - Ảnh 2.

Giảm mất nước, bù điện giải khi bé bị tiêu chảy do sởi - Ảnh: Internet

3. Lưu ý khi sử dụng ORS cho bệnh nhân sởi

Khi giảm mất nước, bù điện giải cho bệnh nhân sởi bằng ORS bạn cần lưu ý những điều sau:

- Liều lượng: Với bé dưới 2 tuổi, uống 50 - 100ml dung dịch ORS sau mỗi lần đi ngoài.

+ Với bé từ 2 - 10 tuổi uống từ 100 - 200ml sau mỗi lần đi ngoài.

+ Với trẻ trên 10 tuổi có thể uống theo nhu cầu của cơ thể.

+ Mọi trẻ em trên 6 tháng tuổi cần được bổ sung thêm kẽm để giảm thời gian điều trị.

- Chỉ dùng ORS theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng hàng ngày thay cho nước uống.

- Dung dịch cần được pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn. Mọi trường hợp pha sai tỉ lệ, loãng hơn hay đặc hơn đều dẫn đến nguy cơ co giật, hôn mê, tổn thương não không hồi phục và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.

- Chỉ pha ORS với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Tuyệt đối không pha chế với nguyên liệu khác hoặc tự bổ sung thêm muối, đường,...

- Không đun sôi dung dịch sau khi pha. Nên sử dụng hết trong vòng 24h. Không cất vào tủ lạnh hôm sau dùng lại.

Trên đây là một số lưu ý về cách giảm mất nước, bù điện giải do sởi. Hy vọng nó sẽ hữu ích với gia đình bạn trong mùa dịch này.


Tác giả: HT