Một trẻ ngừng thở do cha mẹ rửa mũi sai cách: Chuyên gia cảnh báo gì?

Một trẻ ngừng thở do cha mẹ rửa mũi sai cách: Chuyên gia cảnh báo gì?
Mới đây, bé 2 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, thở gắng sức và nhịp tim đập nhanh do cha mẹ rửa mũi sai cách. Vậy rửa mũi sai cách gây nguy hiểm như thế nào?

Trường hợp bệnh nhi 2 tháng tuổi được các bác sĩ tại khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc thuộc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu kịp thời do mẹ rửa mũi sai cách khiến trẻ bị ngừng thở, tím tái toàn thân.

Vấn đề vệ sinh mũi ở trẻ được người nhà cho biết, người phụ huynh sử dụng xi lanh để bơm và rửa mũi cho trẻ. Ngay lập tức khi trẻ xuất hiện cơn ngừng thở và tím tái trên toàn thân thì người nhà đã kịp thời hô hấp nhân tạo và nhanh chóng đưa bệnh nhi tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

1. Trẻ bị ngưng thở khi rửa mũi sai cách

Sau khi thực hiện thăm khám cho bệnh nhi, bác sĩ cho biết: Tình trạng ngưng thở và toàn thân tím tái ở bệnh nhi xuất hiện do hội chứng xâm nhập do dịch rửa mũi họng chảy qua thanh quản vào khí quản gây co thắt thanh, khí quản.

Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó thở cấp tính và thiếu oxy trầm trọng ở trẻ. May mắn khi gia đình kịp thời hô hấp nhân tạo cho trẻ trước khi đến viện.

Sau khi nhập viện được cấp cứu kịp thời nên cháu bé tại Bắc Giang đã thoát khỏi cơn nguy kịch. Sau 2 tiếng nhập viện thì sức khỏe của trẻ đã ổn định, thở đều, da hồng hào trở lại. Theo dự kiến chỉ sau 2 ngày bé sẽ được xuất hiện.

Một trẻ ngừng thở do cha mẹ rửa mũi sai cách: Chuyên gia cảnh báo gì? - Ảnh 2.

Rửa mũi sai cách cho trẻ có thể khiến trẻ ngừng thở, toàn thân tím tái vô cùng nguy hiểm - Ảnh Internet

2. Chuyên gia nói gì về sai lầm khi rửa mũi cho trẻ?

BS chuyên khoa II Lê Nguyệt Minh, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc đưa ra lời khuyến cáo: Đối với những trường hợp không thật sự cần thiết. Phụ huynh có con nhỏ tuyệt đối không nên lạm dụng sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ.

Bản thân việc rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên còn có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn do dụng cụ rửa mũi của trẻ không được vô trùng.

Chưa kể, thực hiện rửa mũi thường xuyên cho trẻ cũng làm khô lớp chất nhầy có tác dụng giữ ẩm, sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi. Trong khi đó, nếu mất đi lớp chất nhầy này sẽ làm nặng hơn tình trạng khô mũi ở trẻ. Điều này cũng khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi, khó thở, ho và còn có thể gây viêm nhiễm mạn tính nguy hiểm cho trẻ.

Bác sĩ cũng cho biết thêm: Phụ huynh tuyệt đối không tự ý sử dụng xi lanh để bơm nước muối sinh lý thực hiện rửa mũi cho trẻ. Đặc biệt khi rửa mũi cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì thực hiện bơm xi lanh sẽ có áp lực cao. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị sặc cũng như dễ bị sang chấn tâm lý ở trẻ.

Chưa kể, đầu xi lanh nhọn, sắc, nếu trẻ quấy khóc và không giữ trẻ cẩn thận có thể khiến trẻ bị chảy máu mũi. Điều này vô tình làm tổn thương niêm mạc mũi ở trẻ.

Một trẻ ngừng thở do cha mẹ rửa mũi sai cách: Chuyên gia cảnh báo gì? - Ảnh 3.

Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt những vùng như cổ, ngực và đeo khẩu trang cho trẻ giúp trẻ tránh tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm gây hại đến đường hô hấp - Ảnh Internet

Ngoài ra, nếu thực hiện rửa mũi cho trẻ dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi nhận được chỉ định rửa mũi cần nhận tư vấn và hướng dẫn thực hành bởi nhân viên y tế trước khi tự thực hiện tại nhà.

Nếu tình trạng trẻ bị bệnh đường hô hấp sau 4 đến 5 ngày thực hiện rửa mũi vẫn chưa có dấu hiện cải thiện bệnh. Kèm theo đó là dấu hiệu trẻ bị sốt, ho đặc biệt là có đờm thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ đặc biệt thời điểm rét đậm rét hại đang diễn ra, phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh cho trẻ hiệu quả.

Cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt những vùng như cổ, ngực và đeo khẩu trang cho trẻ giúp trẻ tránh tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm gây hại. Ngoài ra,BS Nhi khoa mách bố mẹ hai vị trí trên cơ thể trẻ bắt buộc phải được giữ ấm trong ngày đông.

3. Nguy hiểm khi rửa mũi sai cách cho trẻ

Rửa mũi sai cách cho trẻ còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

- Trẻ có thể bị sặc:

BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết: Sử dụng xi lanh để rửa mũi cho trẻ đặc biệt nguy hiểm vì xi lanh có áp lực cao, dễ khiến trẻ bị sặc. Đặc biệt, trẻ vừa khóc vừa sặc vô cùng nguy hiểm vì nước có thể vào đường thở của trẻ và đi vào phổi.

Một trẻ ngừng thở do cha mẹ rửa mũi sai cách: Chuyên gia cảnh báo gì? - Ảnh 4.

Sử dụng xi lanh để rửa mũi cho trẻ đặc biệt nguy hiểm vì xi lanh có áp lực cao, dễ khiến trẻ bị sặc - Ảnh Internet

- Rửa mũi sai cách khiến trẻ bị sang chấn tâm lý:

Tình trạng sang chấn tâm lý ở trẻ có thể xảy ra khi phụ huynh rửa mũi cho trẻ sai cách khiến trẻ sợ hãi và có phản ứng bảo vệ như căng mình, không hợp tác khi rửa mũi dẫn đến sặc khiến quá trình rửa mũi thất bại.

- Tổn thương niêm mạc mũi trẻ:

Hút mũi và rửa mũi sai cách cũng khiến trẻ bị áp lực và rửa mũi sai cách hoặc sử dụng xi lanh rửa mũi cho trẻ còn có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.

Không chỉ rửa mũi mới gây tổn thương niêm mạc mũi, biến chứng viêm xoang cũng có thể gây tình trạng này. Đọc thêm kiến thức về tổn thương niêm mạc mũi qua bài viết: Biến chứng viêm xoang do cảm cúm: tưởng nhẹ ai ngờ có thể khiến niêm mạc mũi tổn thương nghiêm trọng!

- Khiến tình trạng nhiễm trùng ở trẻ nặng hơn:

Phụ huynh lựa chọn rửa mũi cho trẻ để bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, rửa mũi sai cách còn có thể khiến tình trạng nhiễm trùng mũi ở trẻ bị nặng hơn. Đặc biệt tình trạng này xảy ra khi dụng cụ rửa mũi không được làm sạch và không được tiệt trùng để đảm bảo vô trùng.

- Trẻ có thể bị viêm tai giữa nếu cha mẹ rửa mũi sai cách:

ThS.BS Đào Đình Thi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương cũng cho biết, rửa mũi cho trẻ sai cách còn là nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ.


Tác giả: Nắng Mai