Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, đặc biệt là ở nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, khiến da dễ bị tấn công bởi côn trùng và ánh nắng mặt trời, khói bụi… Thông thường, khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc, người bệnh có thể để bệnh tự khỏi bằng cách hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mà không cần xét nghiệm.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng và khó nhận biết hơn, bác sĩ cần làm một số chẩn đoán viêm da tiếp xúc để xác định chính xác bệnh. Bạn cũng nên chú ý không nên tự áp dụng các phương pháp điều trị mà chưa thông qua ý kiến của chuyên gia, nếu bệnh ở thể nhẹ, bạn có thể tham khảo ý kiến của người có chuyên môn nhất định, nặng hơn thì bạn nên đi khám để được điều trị dứt điểm.
Dưới đây là một số xét nghiệm chẩn đoán viêm da tiếp xúc:
Xét nghiệm patch test là một xét nghiệm điển hình trong chẩn đoán viêm da tiếp xúc nhằm xác định các tác nhân gây bệnh. Thông thường, phải mất 5-7 ngày để thực hiện xét nghiệm này.
Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ bôi trực tiếp một lượng nhỏ những chất thường gây dị ứng khác nhau lên da bệnh nhân và băng lại để tránh tiếp xúc với không khí, hoặc sử dụng các miếng nhôm nhỏ dán vào mặt da.
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc bằng xét nghiệm patch test là phương pháp chẩn đoán phổ biến. (Ảnh: Educalingo)
Trong cả hai phương pháp, băng được gỡ sau hai ngày, được bôi thuốc lại và gỡ bỏ sau 5–7 ngày. Da xuất hiện phản ứng dị ứng ở vị trí chất nào thì chất đó chính là chất gây dị ứng. Bác sĩ sẽ quan sát các phản ứng của da bao gồm: phát ban, nổi sẩn, hoặc mụn nước… Nếu da trở lại trạng thái ban đầu sau khi làm sạch chất dị ứng thì chứng tỏ kết quả xét nghiệm dương tính.
Nếu bạn nghi ngờ một số nguyên nhân gây viêm da thì nên mang đến xét nghiệm để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh hơn. Bạn cũng nên tìm hiểu những thông tin trước khi đến xét nghiệm.
Sinh thiết da không phải là một phương pháp chẩn đoán viêm da tiếp xúc, tuy nhiên đây là cách để loại trừ các bệnh nghi ngờ khác như bị nhiễm nấm. Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da nếu như tình trạng viêm da nặng xảy ra liên tục. Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da của bạn và gửi đến một phòng xét nghiệm để kiểm tra.
Nếu bạn có tổn thương, bác sĩ có thể lấy mẫu nhỏ từ vết thương hoặc một vùng khác của da. Các mẫu thường được thu thập bằng ba cách:
-Cạo sinh thiết
Đây là phương pháp ít xâm lấn nhất của sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy da ở lớp ngoài cùng và không cần phải khâu lại.
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc bằng phương pháp sinh thiết da. (Ảnh: Hello Bác sĩ)
- Sinh thiết bằng punch
Bác sĩ sẽ lấy mẫu cỡ đầu tẩy bút chì bằng một dụng cụ rỗng và sắc gọi là punch. Sinh thiết này có thể cần khâu lại, tùy thuộc vào kích cỡ của mẫu.
- Sinh thiết cắt bỏ
Sinh thiết cắt bỏ ít phổ biến hơn với những loại sinh thiết khác. Trong hình thức chẩn đoán này, bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổn thương da và khâu vết thương lại. Nếu vùng da bị tổn thương lớn, bác sĩ phải ghép da cho bạn. Phương pháp này khá hiếm, trừ những ca bệnh nặng và biến chứng trầm trọng thì mới nên dùng sinh thiết cắt bỏ.
Đa số bệnh nhân sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc. Thông thường, bác sĩ sẽ nhận biết bệnh dựa trên việc quan sát các biểu hiện trên da và tiền sử tiếp xúc với các nguyên nhân gây kích ứng.
Đa số bệnh nhân sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bác sĩ vẫn chỉ định bệnh nhân phải xét nghiệm để tìm ra bệnh. (Ảnh: Marry Baby)
Các xét nghiệm chẩn đoán bên trên thường được áp dụng để loại trừ các bệnh khác liên quan đến da. Tuy bạn có thể tự là bác sĩ cho chính cơ thể mình, nhưng việc trò chuyện với bác sĩ để xem xét nghiệm có cần thiết hay không và phương pháp nào thích hợp nhất vẫn rất quan trọng.