Cong vẹo cột sống là tình trạng xương sống bị lệch sang một bên và tác động đến bất kỳ phần nào của cột sống, ảnh hưởng đến vùng ngực và thắt lưng. Để xác định xem bạn có bị lệch cột sống lưng hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra xem độ vẹo có vượt quá 10 độ không. Nếu kết quả lớn hơn, chắc chắn bạn đã bị. Các chuyên gia thường sử dụng C để mô tả đường cong của cột sống bị lệch.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cột sống dễ bị tổn thương do những tác động từ thói quen sinh hoạt, tập luyện của con người. Một số thói quen xấu gây hại đến xương khớp có thể khiến bạn sớm bị thoái hóa cột sống, gặp các vấn đề như thoái vị đĩa đệm, đau lưng, cong vẹo cột sống...
Dưới đây là một số thói quen có hại cho xương khớp cần tránh:
Sử dụng điện thoại trong thời gian dài khiến cột sống bị tác động nghiêm trọng. Đây là thói quen có hại cho xương khớp, thủ phẩm gây ra cong vẹo cột sống cũng như các bệnh về cổ và lưng. Khi bạn cúi đầu hoặc nghiêng đầu sang một bên trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho tủy sống, khiến tình trạng cong vẹo cột sống tiến triển nhanh hơn.
Để dùng điện thoại đúng cách, tránh ảnh hưởng đến mắt và cột sống, bạn cần đặt điện thoại ngang tầm mắt khi sử dụng, không đặt trên đùi hay mặt bàn thấp. Hạn chế sử dụng smartphone liên tục trong thời gian dài cũng giảm nguy cơ cong vẹo cột sống và những bệnh về mắt, thần kinh. Dùng smartphone từ 45 đến 60 phút nên nghỉ 5 phút để cơ thể và cột sống được thư giãn.
Ngủ nằm sấp là tư thế yêu thích của rất nhiều người, tuy nhiên đây lại là thói quen có hại xương khớp, dễ gây ra những vấn đề như đau xương khớp, đau lưng, cong vẹo cột sống... Nằm sấp đặc biệt có hại cho trẻ em và thiếu niên, xương lồng ngực chưa phát triển và còn yếu rất dễ trở nên dẹt, làm cột sống bị cong nhiều hơn.
Khi nằm sấp, phần đầu quay sang một bên dẫn đến cột sống cổ bị xoắn lại. Tình trạng này kéo dài càng gây ra những cơn đau vai, cổ, lưng nặng nề.
Nhiều người có thói quen ngồi cong lưng khi làm việc, khi học bài hoặc khi ăn cơm... Đặc biệt ở dân văn phòng thường đổ người về hướng máy tính, lâu dần gây ra tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống...
Một số thói quen có hại cho xương khớp khác như ngồi nhiều, lười vận động, ngồi cúi khom người, ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống mà nhiều người không ngờ tới.
Lời khuyên cho bạn là điều chỉnh ghế thích hợp, tránh cúi người về phía trước hoặc ngả ra sau quá nhiều. Để chân chạm sàn cho bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Đối với dân văn phòng, người làm việc máy tính thường xuyên nên chú ý: Không nên ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế. Nên vận động, nghỉ giải lao sau khoảng 60 phút làm việc. Bạn có thể đi lại nhẹ nhàng kết hợp vận động tay chân, khớp vai, cổ...sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cột sống được thư giãn và tránh các vấn đề về xương khớp.
Ngoài ra, không ngồi bắt chéo chân trong thời gian quá lâu mà nên thường xuyên thay đổi tư thế.
Tập luyện thể thao không đúng cách có thể khiến xương khớp bị chấn thương nhất là trẻ em hoặc thanh thiếu niên xương đang trong thời gian phát triển. Thực hiện các động tác nặng, được lặp lại nhiều lần sẽ tạo áp lực làm cột sống bị cong nhiều hơn.
Nếu bạn muốn tập các bài tập bổ trợ phát triển, cần nghiên cứu và xin tư vấn của bác sĩ về cường độ tập luyện phù hợp.
Cong vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý, mà còn tác động tới toàn bộ cơ thể. Chính vì thế, ngay khi phát hiện bệnh lúc còn nhẹ thì hãy tới bác sĩ ngay để điều chỉnh sớm nhất có thể. Đồng thời chủ động có những phương pháp phòng tránh, tránh xa những thói quen có hại cho xương khớp, luyện tập các bài tập như giãn xương khớp, kéo, thả lỏng...và đặc biệt nhất là phải chú ý điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt hàng ngày sao đó đúng nhất.
Tìm hiểu thêm: Bài tập tốt cho xương khớp, giúp phòng tránh thoái hóa cột sống hiệu quả
Một số dấu hiệu âm thầm của bệnh loãng xương và biến chứng nguy hiểm cần đề phòng
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/