Một số thiết bị đuổi muỗi, phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả

Một số thiết bị đuổi muỗi, phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả
Ngoài việc phun hóa chất, gia đình bạn cũng có thể sử dụng một số thiết bị như máy đuổi muỗi, vợt muỗi, xịt tinh dầu...để đuổi muỗi, phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm khác như zika, sốt rét...

1. Thiết bị đuổi muỗi bằng sóng âm

Về nguyên lý hoạt động, máy dựa trên công nghệ xung điện kỹ thuật số sẽ truyền qua hệ thống dây điện trong nhà bạn, từ đó tạo nên một bẫy xung điện từ lan tỏa khắp ngôi nhà, tác động lên hệ thần kinh của muỗi, khiến cho chúng cảm thấy cực kỳ khó chịu và bay đi mất.

Loại máy này được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc đuổi muỗi nhưng điểm trừ là gây ra tiếng ồn, có thể ảnh hưởng đến thính giác của các thành viên trong gia đình. Gia đình có trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi thường xuyên ở nhà nên cân nhắc trước khi sử dụng thiết bị này. 

2. Thiết bị đuổi muỗi sử dụng tinh dầu

Một số thiết bị máy đuổi muỗi bằng tinh dầu hiện đang được bán rộng rãi trên thị trường. Sản phẩm tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng đuổi muỗi bằng cơ chế sử dụng công nghệ bốc hơi tinh dầu dưới dạng ion, gây chế phổi của muỗi, làm cho muỗi khó chịu và bay đi. Loại tinh dầu này không tạo ra bất kỳ mùi khó chịu nào và cũng không tạo ra những âm thanh khó chịu. 

3. Bình xịt

Bình xịt muỗi vơi ưu điểm là dễ mua, dễ sử dụng, có tác dụng tức thời. Tuy nhiên các bình xịt muỗi thường có mùi khó chịu, chỉ tiêu diệt được tạm thời và chứa nhiều chất hóa học. Nếu muốn xịt muỗi, gia đình bạn cần ra khỏi nhà để hạn chế tiếp xúc với hóa chất trong bình xịt. Sử dụng bình xịt muỗi mặc dù có hiệu quả ngay lập tức nhưng khi mất mùi thuốc, côn trùng và muỗi vẫn trở lại. 

4. Đèn diệt muỗi

Thiết bị này hoạt động trên phương thức dùng ánh sáng để hấp dẫn muỗi đến gần. Bên trong vỏ nhựa dạng tròn hoặc hình chữ nhật là một lưới kim loại có dòng xung điện với điện áp khoảng 1.000V trở lên. Với 2 bóng đèn tia tử ngoại ultraviolet phát ra ánh sáng màu tím mờ mờ tạo "bẫy" thu hút con mồi. Khi muỗi lọt vào "tâm" của đèn, lập tức dòng xung điện phóng tia tử điện tiêu diệt muỗi.

Thiết bị sử dụng điện 220V, ánh sáng phát ra không quá gay gắt.Khi sử dụng đèn phải đóng cửa, tránh xa khu vực giường ngủ vì ánh sáng cũng thu hút côn trùng ở ngoài bay vào; tránh nơi ẩm ướt vì có thể làm dòng xung điện phát tán gây cháy nổ; tránh để tia cực tím tiếp xúc trực tiếp đến da và mắt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể dùng loại đèn đa chức năng, kết hợp đèn diệt muỗi và đèn ngủ.

5. Máy xông muỗi hóa học

Khi sử dụng phải cho một ít bột thuốc lên máy, nhiệt độ nóng làm thuốc bốc hơi xua muỗi ra ngoài. Tuy nhiên, thuốc đuổi muỗi thường có mùi khó chịu, nên khi bật máy, bạn nên ra khỏi phòng và nhớ mở cửa và bật quạt để mùi thuốc bay hết sau khi dùng máy.

6. Vợt đập muỗi

Vợt đập muỗi thông qua nguồn điện sẽ hình thành một luồng lưới điện trên bề mặt lưới, khi dùng để vợt muỗi, luồng điện này sẽ thông qua cơ thể muỗi, làm muỗi bị đốt cháy và chết. Vợt đập muỗi cần được xạc pin thường xuyên và để xa tầm tay của trẻ nhỏ.

7. Hương diệt muỗi

Khi đốt, loại hương này sẽ tạo ra một mùi hương, khiến cho những con muỗi ngửi thấy mùi này sẽ chết. Nến đốt hương trước khi ngủ khoảng nửa tiếng đồng hồ. Khi sử dụng hương diệt muỗi nên ra khỏi phòng, nhớ phải đóng tất cả cửa sổ và cửa lớn. Hương diệt muỗi tốt nhất nên đặt bên ngoài phòng ngủ, nơi cửa ra vào hay nơi có không khí lưu thông. Hương phát huy tác dụng tốt nhất khi trời sắp tối.

8. Kem chống muỗi đốt

Bạn có thể sử dụng các loại kem chống muỗi trong trường hợp phải đi công tác, đi du lịch để phòng tránh bị muỗi đốt. Đây cũng là một phương pháp an toàn nhất là đối với trẻ nhỏ. 


Tác giả: MN