Đây là vấn đề được tất cả các bệnh nhân thoái hóa cột sống quan tâm khi phải điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống là phương pháp can thiệp ngoại khoa để xử lí các tổn thương, biến dạng do bệnh thoái hóa cột sống gây nên. Cho nên sau khi phẫu thuật, người bệnh có khả năng khỏi bệnh.
Tuy nhiên, phẫu thuật thoái hóa cột sống là phương pháp điều trị triệu chứng khắc phục các tổn thương đã xảy ra, chỉ điều trị phần ngọn. Do vậy, thoái hóa cột sống vẫn có khả năng bị tái phát trở lại nếu người bệnh không loại bỏ được các yếu tố nguy cơ gây bệnh sau khi phẫu thuật.
Hiện tại có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân thoái hóa cột sống. Mỗi kỹ thuật có những ưu và nhược điểm riêng và phù hợp với từ đối tượng bệnh nhân, cũng như tình trạng bệnh khác nhau. Các kỹ thuật hay được sử dụng bao gồm:
- Mổ hở
- Mổ nội soi
- Mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo
- Mổ laser
- Mổ cố định cột sống.
Phẫu thuật thoái hóa cột sống cho bệnh nhân có chi phí dao động khá khác nhau đối với từng trường hợp. Chi phí phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ở đâu, thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp nào, mức độ nặng của bệnh ra sao khi phẫu thuật, và chất lượng các dụng cụ sử dụng (đĩa đêm nhân tạo, nẹp,...) được dùng ra sao,...
Ngoài ra, bệnh người bệnh thoái hóa cột sống còn phải chi trả thêm cho nhiều chi phí khác như ăn ở, đi lại, người nhà thăm nuôi,... Do vậy, khó để nói chính xác một ca phẫu thuật cột sống có giá bao nhiêu, nhưng thông thường một ca phẫu thuật thoái hóa cột sống có phí khoảng vài chục triệu đồng.
Hiện nay, với việc ứng dụng nhiều kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào trong quá trình thực hiện phẫu thuật nên đã giảm mức nguy hiểm của phẫu thuật thoái hóa cột sống xuống nhiều so với trước kia.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có nguy cơ phải đối mặt với một số biện chứng có thể xảy ra khi lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật. Những biến chứng có thể gặp phải như:
- Chảy máu nhiều, mất máu khi phẫu thuật
- Nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng toàn thân
- Tổn thương các cơ quan lân cận, tổn thương rễ thần kinh
- Lâu hồi phục chức năng vận động.
Đây cũng là một mối quan tâm đặc biệt của bệnh nhân và người nhà khi phải phẫu thuật thoái hóa cột sống. Thời gian bình phục sau khi mổ không những ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân mà còn cần người nhà chăm sóc. Phụ thuộc vào chế độ chăm sóc sau mổ, mức độ nặng của bệnh, và phương pháp phẫu thuật
Thông thường, bệnh nhân có thể ra viện ở 7-10 ngày sau mổ, tuy nhiên bệnh nhân có thể ra viện trong thời gian sớm hơn khi sử dung các kỹ thuật phẫu thuật thoái hóa cột sống ít xâm lấn( bắt vít qua da, nội soi).
Đến khoảng 3 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân thoái hóa cột sống đã được khuyến cáo có thể tập một số các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi,... để phục hồi chức năng vận động. Và có thể hoạt động gần như bình thường chỉ cần tránh các hành động gây sang chấn mạnh sau 6 tháng nếu quá trình hồi phục của bệnh nhân diễn ra tốt.
Trên đây là một sự giải đáp sơ lược cho một số thắc mắc của các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi phải sử dụng phẫu thuật để điều trị.