Một số phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi sau điều trị ung thư, kéo dài thời gian sống

Một số phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi sau điều trị ung thư, kéo dài thời gian sống
Phục hồi sau điều trị ung thư bằng việc ăn uống, tập luyện, giảm căng thẳng...có thể giúp bệnh nhân tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn, kéo dài thời gian sống.

Sau điều trị ung thư, mục tiêu lớn nhất là phục hồi sức khỏe. Ngoài những lưu ý trong theo dõi, chăm sóc thì việc thực hiện một số cách giúp cải thiện sức khỏe để tận hưởng những năm tháng tiếp theo của cuộc sống là vấn đề quan trọng.

Một số khuyến nghị khi phục hồi sau điều trị ung thư:

- Tập thể dục

- Ăn uống cân bằng

- Duy trì cân nặng

- Giữ một giấc ngủ ngon

- Giảm căng thẳng

- Tránh thuốc lá và hạn chế rượu

Việc thực hiện tốt các khuyến nghị phục hồi sau điều trị ung thư giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, để bạn tận hưởng cuộc sống như một người bình thường thay vì trở thành một người bệnh.

Dưới đây là một số việc bạn nên làm trong quá trình phục hồi sau điều trị ung thư:

1. Tập thể dục

Tập thể dục có ích cho cả những người khỏe mạnh, việc tập luyện điều độ giúp bạn gia tăng cảm giác hạnh phúc và cải thiện tốc độ phục hồi sau điều trị ung thư

Tập luyện sau điều trị ung thư có thể giúp bệnh nhân:

- Tăng sức mạnh và sức bền

- Hạn chế những tác dụng phụ của quá trình điều trị

- Hạn chế trầm cảm, lo âu

- Giảm mệt mỏi, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, chuyển hóa tốt hơn

- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát

Việc hoạt động thể chất không tốn quá nhiều thời gian của bạn trong ngày. Bạn nên thực hiện những bài tập nhỏ, nhẹ nhàng như đi cầu thang, đi bộ ra nơi gửi xe.. Bạn cần trao đổi với các bác sĩ để được phục hồi sau điều trị ung thư đúng cách.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo những người sống sót sau ung thư tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, ít nhất hai ngày một tuần. Khi bệnh nhân duy trì được thói quen này thì bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe lên trông thấy sau một thời gian.

Khi luyện tập thể dục, bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi, muốn từ bỏ nhưng điều này là bình thường. Hãy nghĩ đến những gì mà bạn sẽ có được khi tập luyện như đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, hạn chế tác dụng phụ của ung thư...khi đó bạn sẽ có động lực tập luyện hơn. Hãy chú ý nghỉ ngơi khi tập luyện, không nên tập quá sức.

Đối với người khỏe mạnh, tập luyện rất tốt cho tim mạch và hệ hô hấp.

2. Chế độ ăn uống cân bằng

Người bệnh ung thư cần ăn uống cân bằng để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi sau điều trị ung thư. Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách tăng cường trái cây và rau xanh, các loại ngũ cốc...

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên:

- Ăn ít nhất 2,5 chén trái cây và rau quả mỗi ngày

-  Chọn chất béo lành mạnh, bao gồm axit béo omega-3, chẳng hạn như chất béo có trong cá và quả óc chó

- Chọn protein có ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như cá, thịt nạc, trứng, các loại hạt, hạt và cây họ đậu

- Lựa chọn các nguồn carbohydrate lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, và trái cây và rau quả

Việc kết hợp đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn giúp người bệnh có thể hấp thụ được nhiều khoáng chất và vitamin hơn.

Việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh không những có ích trong việc phục hồi sau điều trị ung thư mà còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.

Tuy nhiên cần bổ sung đúng cách và đúng liều lượng, nếu bổ sung quá nhiều, cơ thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ.

Ngoài ra, để phục hồi sau điều trị ung thư, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp với sự cho phép của bác sĩ.

3. Duy trì cân nặng

Bị ung thư khiến bạn bị sụt cân đáng kể. Do vậy sau điều trị, người bệnh cần chú ý lấy lại cân nặng và duy trì nó. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc làm thế nào để có được trọng lượng như ý muốn và phù hợp với tình trạng bệnh của bạn

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ giúp bạn lên thực đơn ăn uống và tập luyện nhằm tăng cân và ngăn chặn việc suy kiệt cơ thể.

4. Nghỉ ngơi tốt

Những tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ, những cơn đau đớn hành hạ... Việc không đảm bảo được giấc ngủ và việc nghỉ ngơi khiến người bệnh suy kiệt nhanh chóng, căng thẳng và trầm cảm.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau điều trị ung thư. Ngủ giúp cho tâm trí và cơ thể của người bệnh được nghỉ ngơi, trẻ hóa, giảm căng thẳng và tăng cường chức năng trao đổi chất.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh nên chú ý:

- Tránh dùng caffeine ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ

- Bám sát một lịch trình ngủ thông thường

- Tránh màn hình máy tính hoặc tivi trong 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ

- Tập thể dục không muộn hơn 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ

- Giữ cho phòng ngủ của bạn yên tĩnh và tối nhất có thể

Ngoài ra, để phục hồi sau điều trị ung thư, bệnh nhân nên trò chuyện, vui chơi nhiều hơn với bạn bè và gia đình của mình. Đồng thời hạn chế (hoặc dừng hoàn toàn) rượu bia, thuốc lá. Mặc dù chưa có kết luận về việc ngừng rượu bia thuốc lá có thể giúp bạn sống sót sau ung thư nhưng đây lại chính là nguyên nhân gây ra ung thư và ung thư tái phát.

Chúc bạn có sức khỏe tốt!

Dịch: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cancer/in-depth/cancer-survivor/art-20044015

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/



logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Lê Cường