Ung thư lưỡi được biết đến như một căn bệnh ác tính với sức khỏe con người. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có các khối u ở trên mặt hoặc sau lưỡi gần với cổ họng. Từ không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu, bệnh ngày càng phát tác ra nhiều triệu chứng gây khó chịu và đau đớn cho bệnh như: nôn, mệt mỏi, rát, chảy máu,…
Các cách điều trị bệnh ung thư lưỡi có thể không quá khó khăn nếu bệnh được phát hiện kịp thời. Càng phát hiện muộn, tỉ lệ chữa trị bệnh thành công càng thấp. Vậy nên, phát hiện bệnh sớm luôn là lời khuyên của mọi bác sĩ khi tư vấn về căn bệnh này.
Tuy nhiên, bên cạnh việc quản lý, chăm sóc sức khỏe trước khi mắc bệnh và trong quá trình điều trị, việc theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau khi điều trị bệnh ung thư lưỡi cũng rất quan trọng. Tạo được một thói quen chăm sóc sức khỏe, theo dõi, tái khám định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế sẽ giúp sức khỏe bệnh nhân mau hồi phục và phát hiện sớm những tổn thương tái phát để có biện pháp xử lý kịp thời.
Việc theo dõi bệnh nhân sau điều trị ung thư lưỡi là một quá trình bền bỉ và kéo dài theo nhiều giai đoạn. Trong thời gian đó, bệnh nhân sẽ trải qua nhiều cơn đau tới từ các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Dẫu vậy, chấm dứt cơn đau không có nghĩa bệnh đã khỏi hẳn. Bệnh nhân sẽ cần để ý sức khỏe sau khi chữa trị.
Thông thường, khi phương pháp chữa trị thành công, bệnh nhân sẽ cần có một khoảng thời gian theo dõi. Mục đích của việc này nhằm xem có tác dụng phụ nào xuất hiện hay không. Nhiều tác dụng phụ có thể xuất hiện ngay sau khi kết thúc quá trình điều trị. Một số khác phải một thời gian sau mới có (từ 1 – 2 tháng trở đi).
Trong trường hợp xuất hiện tác dụng phụ, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời. Bệnh nhân cũng được chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với mọi tình huống.
Luỡi chắc chắn sẽ bị tổn thương rất nhiều. Vậy nên, việc vệ sinh răng miệng cần phải cẩn thận. Phải vệ sinh sao cho không ảnh hưởng tới vết thương mà vẫn làm sạch khoang miệng.
Trong thời gian đầu sau điều trị ung thư lưỡi, bệnh nhân nên dùng các loại nước súc miệng nhẹ để vệ sinh răng miệng. Thông thường, các loại nước muối sẽ được khuyên dùng sử dụng. Nước súc miệng sát trùng với nồng độ chlorhexidine = 0,2% cũng được nhiều người sử dụng.
Dùng chỉ nha khoa cũng giúp vệ sinh rặng miệng đảm bảo và thuận tiện hơn. Những thói quen xỉa răng bằng tăm tre, tay cần loại bỏ để tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể.
Khoảng thời sau điều trị ung thư lưỡi cũng là thời điểm tạo điều kiện cho bệnh nhân có cơ hội hồi phục sức khỏe sau thời gian bị bệnh tật và các phác đồ điều trị gây thương tổn.
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục đó. Bệnh nhân nên sử dụng nguồn thực phẩm, sạch, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại tránh nguy cơ gây tổn thương lên lưỡi. Các món súp, canh, cháo hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu này. Thời điểm lưỡi đã hồi phục và có sự cho phép của bác sĩ, bệnh nhân có thể mở rộng ra các món hấp hoặc luộc.
Các loại nguyên liệu được khuyên dùng gồm rau xanh lá đậm, rau họ cải (bông cải xanh, cải bắp), đậu, hạt lanh, tỏi, trà xanh, cà chua, đậu nành, hoa quả, nho. Đây là các nguồn nguyên liệu vừa tốt trong việc phòng chống các bệnh ung thư nói chung vừa đảm bảo cho quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị ung thư lưỡi.
Các loại gia vị lành mạnh như gừng, tỏi và bột cà ri có thể dùng làm các gia vị nhằm tăng hương vị cho món ăn.
Lối sống lành mạnh giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể đồng thời loại bỏ các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.
Nếu là một người nghiện thuốc, bệnh nhân phải cai thuốc càng sớm càng tốt. Các nghiên cứu đều chỉ ra người hút thuốc có tỉ lệ mắc bệnh ung thư lưỡi cao hơn hẳn so với người không hút. Hút thuốc khi vừa chữa trị có khả năng khiến lưỡi bị loét, chảy máu và mắc bệnh trở lại.
Tương tự như thuốc, rượu cung đẩy mạnh nguy cơ phát triển bệnh ung thư lưỡi. Tất cả là do các chất men mang trong mình khả năng kích thích, tăng cường các tế bào ung thư.
Tránh xa các nguyên nhân gây hại trên, mọi bệnh nhân rèn luyện các bài tập thể dục thường xuyên. Rèn luyện cơ thể cùng suy nghĩ tích cực giúp hệ miễn dịch được tăng cường và đẩy lùi căn bệnh ung thư. Đồng thời đây cũng là phương thức bảo vệ "vòng ngoài" hiệu quả mà ai cũng có khả năng thực hiện.
Lưỡi cũng là một bộ phận quan trọng trong việc giao tiếp hàng ngày thông qua việc nói. Với những thương tổn mang theo sau phẫu thuật, lưỡi cần nghỉ ngơi. Vậy nên, lúc này, bệnh nhân cần được yên tĩnh và hạn chế trao đổi bằng lời nói. Nếu bắt buộc phải trao đổi, bệnh nhân có thể dùng giấy bút hoặc bảng kèm theo.
Dù có tận tụy đến đầu thì bệnh nhân và người thân cũng không thể chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng bằng những người có chuyên môn như bác sĩ ung thư hoặc bác sĩ nha khoa. Khoảng thời gian các chuyên gia khuyên mọi người tới khám răng miệng thường xuyên tối thiểu 2 lần/năm. Mỗi lần cách nhau khoảng 6 tháng.
Bên cạnh các lần khám định kỳ, bệnh nhân cũng nên tái khám ngay nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như viêm loét dài ngày, lưỡi xuất hiện màu đỏ hoặc trắng ở hai bên, đau lưỡi, ho, chảy máu, mưng mủ,…