Một số lưu ý khi mổ sỏi thận và các phương pháp mổ lấy sỏi

Tham vấn chuyên môn: -
Một số lưu ý khi mổ sỏi thận và các phương pháp mổ lấy sỏi
Có nhiều cách để loại bỏ sỏi thận ra bên ngoài cơ thể, tùy thuộc vào kích thước của viên sỏi mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp nào hợp lý. Một trong số đó là phương pháp mổ sỏi thận.

Mổ sỏi thận được chỉ định trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, trước khi tiến hành mổ sỏi thận, người bệnh nên nắm được một số thông tin như: sỏi ở kích cỡ bao nhiêu thì phải mổ để lấy sỏi, mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Có các phương pháp mổ sỏi thận nào? 

1. Khi nào thì phải mổ sỏi thận

Không phải ai cũng được phép mổ sỏi thận. Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng các phương pháp điều trị trước đó mà không có tác dụng, viên sỏi đã gây ra biến chứng như thận ứ nước, nhiễm trùng, suy thận...

Đối với bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng vậy, trong quá trình mổ cũng như sau đó, cơ thể người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa... Đối với mổ sỏi thận, biến chứng sau mổ có thể là nhiễm trùng huyết, biến chứng tắc mạch chi, thận ứ nước. Riêng đối với tắc mạch chi khi mổ sỏi thận là hậu quả của quá trình sốc nhiễm trùng. Đây được coi là biến chứng khá nguy hiểm cần được điều trị nhanh chóng. 

Biến chứng nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân mất mạng. 

2. Mổ sỏi thận diễn ra như thế nào

Trong quá trình mổ sỏi thận nội soi, các bác sĩ phải đưa một ống soi mềm qua niệu đạo, vào niệu quản của bạn. Ống này có tác dụng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, giúp bắt lấy sỏi, phá vỡ sỏi và đào thải chúng ra ngoài….Trong quá trình mổ, ống soi có thể làm tổn thương đường tiểu tạo thành mô sẹo gây cản trở sự lưu thông bình thường của dòng nước tiểu. Do vậy người bệnh có khả năng đối mặt với một số vấn đề như són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiểu...

Một số trường hợp không may mắn, thận bị tổn thương nặng, sỏi quá lớn, thận mất chức năng, khiến cho biến chứng trong và sau khi mổ sỏi thận nặng nề, thì bạn có thể không bảo tồn được thận. Trường hợp này có thể được chỉ định cắt thận. 

3. Có các phương pháp mổ sỏi thận nào

Thông thường đối với sỏi nhỏ, người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, đối với sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa như tán sỏi, phẫu thuật lấy sỏi.

- Phẫu thuật tán sỏi thận bằng laser

Phương pháp tán sỏi bằng laser thường được áp dụng với những trường hợp sỏi có kích thước lớn, ở vị trí sỏi bể thận, sỏi ở nhóm đài dưới sỏi san hô, sỏi cứng. 

Cách thức: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

Chi phí lấy sỏi thận qua da từ 8 – 12 triệu đồng. (Đây chỉ là chi phí tham khảo, có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào từng đơn vị thực hiện). 

- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi thường được chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi lớn, mật độ chắc. 

Phương pháp: Dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.

Chi phí phẫu thuật nội soi lấy sỏi từ 5 – 7 triệu đồng.

- Phẫu thuật mổ mở

Phẫu thuật mổ mở là phương pháp phẫu thuật lâu đời tuy nhiên rủi ro của phương pháp này khá cao và để lại nhiều biến chứng. 

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những viên sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn và bệnh nhân có chức năng thận kém.

Chi phí phẫu thuật mổ hở từ 2- 5 triệu đồng

- Phẫu thuật bằng robot

Phương pháp này được chỉ định cho những viên sỏi có kích thước lớn, có thể rút ngắn thời gian nằm viện tuy nhiên chi phí lại rất cao. Chi phí phẫu thuật bằng robot từ 20 – 30 triệu đồng.

Sau khi mổ sỏi thận, bệnh nhân cần được chăm sóc và theo dõi nhằm xử lý các biến chứng kịp thời. Người bệnh sau mổ sỏi thận hoàn toàn có nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm tùng, hoặc một số khó khăn trong việc đi vệ sinh, đi tiểu. Do vậy người nhà cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận, tránh xảy ra biến chứng và tạo điều kiện cho bệnh nhân phục hồi một cách thoải mái nhất. 


Tác giả: TMH