Là một căn bệnh phổ biến, trào ngược dạ dày thường bị nhẫm lẫn với nhiều bệnh khác nhau như viêm thanh quản, viêm loét dạ dày, tá tràng,…Điều này khiến mọi người lại càng phải chú trọng quan tâm sức khỏe bản thân để phát hiện bệnh kịp thời.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác (Ảnh: loetdaday.com)
Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa và cảm khác vướng ở cổ họng. Nếu không chữa khi bệnh mới chớm nở bằng thuốc trào ngược dạ dày, bệnh nhân có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm hơn như viêm dây thanh quản, ung thư,…
Trào ngược dạ dày xảy đến khi hệ tiêu hóa có vấn đề. Vậy nên, giải quyết các vấn đề tiêu hóa đứng đầu trong danh sách các việc cần làm khi chữa trị. Trong đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học vô cùng cần thiết. Chế độ đó có thể dựa trên các nguyên lý:
- Không nên ăn một lúc quá no. Một ngày nên chia thành nhiều bữa nhỏ cố định khác nhau.
- Sau khi ăn, hạn chế đi ngủ hoặc vận động quá nặng. Thời điểm lý tưởng nhất để ngủ hoặc vận động cách khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng.
- Hạn chế dùng chất có khả năng gây kích thích cho dạ dày tiết axit như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga.
- Uống nước khi ăn hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, uống nhiều ước khi đang ăn thì lại rất nguy hại.
- Tập thói quen kê cao đầu khi ngủ. Gối đầu có thể xếp cao hơn 15cm hoặc đầu nghiêng 30 độ so với giường. Việc để đầu nằm thấp hơn bụng, chân (dốc về hướng đầu) nằm trong những điều cấm kị thực hiện.
- Hạn chế tạo áp lực lên xong bụng, điển hình nhất là thói quen mặc áo ngực quá chặt.
Rèn luyện lối sống lành mạnh và dùng thuốc đầy đủ sẽ khiến bệnh mau khỏi (Ảnh: Suckhoedoisong.vn)
Bên cạnh những phương pháp chữa trị trên, bệnh nhân cũng phải sử dụng các loại thuốc điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Vậy thuốc trào ngược dạ dày nào thường được dùng trong các phác đồ điều trị?
Để điều trị bệnh, thuốc trào ngược dạ dày phổ biến gồm: lansorazole, rabeprazole hay omeprazole. Các loại thuốc này có công dụng ức chế axit và hạn chế việc dạ dày bơm thêm lượng proton. Dẫu vậy, tùy cơ địa mỗi người mà thuốc lại có cách dùng khác nhau. Tốt nhất, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu hát hiện mình mới mắc bệnh, bạn nên dùng các thuốc trào ngược dạ dày như domperidone, cisapride, metoclopramide, acid alginic, antacid. Các loại thuốc này bệnh nhân có thể tự dùng mà không cần kê đơn. Dẫu vậy, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng chưa bao giờ là thói quen thừa.
Mỗi tình trạng bệnh nhân sẽ được dùng thuốc trào ngược dạ dày khác nhau (Ảnh: Hello Bacsi)
Esomeprazole (nexium) cũng nằm trong danh mục thuốc trào ngược dạ dày được khuyên dùng. Loại thuốc này được sử dụng rất nhiều dựa trên khả năng ức chế việc bơm proton. Những người bệnh loét tá tràng, loét ạ dày, viêm thực quản trào ngược dùng thuốc này rất tốt.
Tuy nhiên, Esomeprazole lại có một vài nhược điểm làm hạn chế đối tượng sử dụng. Chi phí của thuốc khá đắt, không phải ai cũng đủ điều kiện sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Khả năng tái phát cao khi ngưng sử dụng thuốc là một đặc điểm của bệnh trào ngược dạ dày. Chưa kể, dùng thuốc Tây lâu có thể đem tới cho bệnh nhân nhiều tác dụng phụ và tình trạng nhờn thuốc. Vậy nên, bệnh nhân cần khám bệnh định kỳ để kiểm tra tình hình sức khỏe bản thân.
Ngoài các loại thuốc trào ngược dạ dày thông dụng ở trên, bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng có thể sử dụng các bài thuốc lưu truyền trong dân gian. Thông tin chi tiết về vấn đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong những bài viết tiếp theo! Hãy theo dõi để sưu tầm những thông tin bảo vệ sức khỏe hữu hiệu nhất!