Một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Nếu không để ý nghiêm túc, vết thương sau phẫu thuật có thể gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vậy làm sao để chăm sóc bệnh nhân cũng như vết mổ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp hiệu quả và an toàn nhất?

Nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường không coi trọng việc chăm sóc sức khỏe cũng như vết mổ bởi họ cho rằng họ có sức khỏe và vết mổ có thể tự lành theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, nếu lơ là việc chăm sóc vết thương sau phẫu thuật có thể gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vậy làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân cũng như vết mổ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp hiệu quả và an toàn nhất?

1. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

- Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ dựa trên bệnh lý và tình trạng của vết mổ để đưa ra phác đồ điều trị cũng như các biện pháp chăm sóc bệnh nhân an toàn và hiệu quả nhất.

- Theo đó, sau khi đã trở về nhà, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên vệ sinh và thay băng cho vết mổ mỗi ngày theo cách đã được các bác sĩ y tá hướng dẫn.  Đồng thời kiểm tra xem vết mổ có biểu hiện gì khác lạ hay không ví dụ như: đỏ lên, bị sưng tấy hay chảy nước…

- Việc vệ sinh vết thương sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cũng như kiểm tra tình trạng vết thương 1 cách thường xuyên giúp chủ động hơn trong việc phát hiện các tình trạng bất thường để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Tránh vết thương bị nứt hay nhiễm trùng.

- Ngoài ra, trước khi tiến hành rửa vết thương và thay băng, bệnh nhân ung thư tuyến giáp hoặc người nhà cần phải vệ sinh bàn tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Tuyệt đối không làm cho lớp băng bị bẩn hoặc bị ướt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây nhiễm trùng cho người bệnh.

- Trong thời gian 3 ngày đầu sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, bệnh nhân cần giữ cho vết mổ được sạch sẽ và khô thoáng nhất. Hạn chế tiếp xúc với nước để tránh nước thấm vào vết thương hở gây đau đớn và kéo dài thời gian lành sẹo.

- Trường hợp bác sĩ có sử dụng ống dẫn lưu, thì bệnh nhân cần thường xuyên thay túi đựng dịch dẫn lưu (khoảng 3 lần/ngày), theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không rút ống dẫn lưu ra khỏi túi (hoặc chai), tránh đè ép làm tắc ống gây ảnh hưởng xấu đến vết thương và làm hại sức khỏe người bệnh.

- Thông thường, vết mổ sẽ liền lại sau hai tuần. Thời gian này có thể lâu hơn nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, bị suy giảm hệ miễn miễn dịch hay do việc chăm sóc bệnh nhân chưa được đầy đủ.

2. Một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Để chăm sóc vết mổ cũng như sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, chúng ta cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

- Thực hiện đúng các yêu cầu và chỉ định của bác sĩ phẫu thuật trong dùng thuốc và chăm sóc vết thương để có hiệu quả tích cực.

- Chú trọng chế độ ăn uống nghỉ ngơi của người bệnh. Bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất.. để tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành bệnh. 

- Cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh gây tác động lên vết thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp mau chóng phục hồi sức khỏe. 

- Hạn chế cho người bệnh sử dụng các loại thực phẩm có hại như: thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như café, thuốc lá, rượu bia… làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị và chăm sóc.

- Người nhà cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh đối với vết thương của người bệnh. Luôn giữ cho vết thương sạch sẽ, khô ráo và hạn chế tiếp xúc với nguồn virus, vi khuẩn.

- Đặc biệt, trong những trường hợp sau người nhà cần đưa bênh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được tham khám và chăm sóc y tế kịp thời:

+ Vết mổ sau 3 -4 ngày có cảm giác khó chịu và tê nhức một cách đột ngột hoặc tăng mạnh. 

+ Bệnh nhân có biểu hiện ớn lạnh hoặc sốt trên 38.5 độ C.

+ Vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, tụ dịch và gây đau đớn... 

+ Vết mổ có hiện tượng chảy mủ, có mùi khó chịu.

+ Vết thương có cảm giác căng thít; nút chỉ khâu hoặc ghim trên da bị toác ra thậm chí có hiện tượng chảy máu nơi vết thương.


Tác giả: LPA