Ung thư lưỡi là một căn bệnh lý ác tính xuất hiện ở vùng miệng – lưỡi. Bệnh thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì các dấu hiệu không rõ rệt. Chỉ tới khi triệu chứng trở nặng, bệnh nhân mới chú ý. Lúc này, cách chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.
Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận khoảng 263.900 bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi. Trong đó, 128.000 trường hợp đã tử vong. Tính riêng tại Mỹ, trong năm 2009 đã có 10.530 ca mắc mới và khoảng 1900 bệnh nhân tử vong (số liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ).
Quá trình phát triển của một bệnh nhân ung thư lưỡi trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát, giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối. Với mỗi giai đoạn, chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi lại đòi hỏi phác đồ điều trị và cách chăm sóc khác nhau.
Nếu phát hiện sớm, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi thường không quá phức tạp. Bệnh nhân chỉ cần chú ý súc miệng và uống thuốc chống viêm như chỉ định của bác sĩ là được.
Các hoạt động thường ngày liên quan tới lưỡi nên nhẹ nhàng tránh để tránh các tác động mạnh. Nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày được đảm bảo sạch, đủ chất dinh dưỡng. Các thực phẩm quá chua, cay hoặc có khả năng kích thích quá mạnh nên hạn chế sử dụng.
Khi đến giai đoạn nặng, bệnh nhân ung thư lưỡi cần được tiến hành phẫu thuật để cắt rộng khối u. Trong quá trình trước và sau phẫu thuật, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi cần cẩn thận về chế độ ăn uống.
Trước và sau một ngày phẫu thuật, bệnh nhân cần tham khảo và thực hiện các bước vệ sinh răng miệng để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Phẫu thuật thành công, bệnh nhân có thể ăn qua đường ống thông một tới hai ngày. Khi nào vết mổ đã tạm lành, bác sĩ sẽ xem xét và quyết định có cho ăn qua đường miệng được không. Nếu đã có thể ăn qua đường miệng, bệnh nhân nên được cho uống sữa hoặc nước cháo rồi mới tới các món ăn thường ngày.
Do liên quan tới khoang miệng nên sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn nên kiêng đánh răng. Việc vệ sinh lưỡi chỉ cần sử dụng nước súc miệng hoặc nước sát khuẩn có sự cho phép của bác sĩ.
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi, mọi người cần hạn chế giao tiếp với bệnh nhân qua lời nói. Nói quá nhiều sẽ khiến vết mổ lâu lành hơn. Vậy nên, nếu muốn giao tiếp, bệnh nhân nên dùng ngôn ngữ giao tiếp hay chữ viết. Một chiếc bút kèm quyển sổ nhỏ sẽ rất hữu ích những lúc như thế này.
Trong trường hợp muốn ra ngoài, người chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi cần nhắc nhở về việc sử dụng khẩu trang. Việc này nhằm hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn ổ nhiễm bên ngoài không khí. Tuy nhiên, tốt nhất bệnh nhân nên hạn chế đi ra ngoài.
Nếu bệnh nhân cảm thấy chán chường vì bệnh tật, những hoạt động thể dục thể chất tại chỗ sẽ rất hữu ích. Những loại video hướng dẫn tập yoga giúp cơ thể được vận động. Những cuốn sách bổ ích giúp nảy mầm những suy nghĩ tích cực. Chúng đều giúp tình hình bệnh tật trở nên tươi sáng hơn.
Sau khi phẫu thuật xong, nếu không có biến chứng gì, bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà. Lúc này, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi cần để ý tới chế độ ăn hàng ngày. Các món bệnh nhân không ăn được, không muốn ăn hoặc không tốt cho sức khỏe bệnh nhân nên tránh chế biến. Tốt nhất, bạn nên có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ về vấn đề này.
Khi vệ sinh răng miệng, bệnh nhân vẫn nên ưu tiên sử dụng các loại nước súc miệng. Nếu đã được bác sĩ cho phép đánh răng thì bệnh nhân không nên chải mạnh, chạm mạnh vào lưỡi hoặc các vết thương chưa lành.
Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi vẫn bắt buộc phải tuân thủ những lưu ý của bác sĩ tới khi nào bệnh hoàn toàn biến mất thì thôi. Lúc này, dù chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến quá trình chữa bệnh gặp khó khăn. Thậm chí nguy hiểm hơn, bệnh tình còn có nguy cơ quay trở lại bất cứ lúc nào.