Một số lưu ý cho bệnh nhân điều trị sỏi thận bằng thuốc

Tham vấn chuyên môn: -
Một số lưu ý cho bệnh nhân điều trị sỏi thận bằng thuốc
Hiện nay, ngoài phương pháp điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật, tán sỏi ra ngoài cơ thể như qua da, tán sỏi bằng sóng xung kích...thì phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc vẫn còn được sử dụng rộng rãi.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là căn bệnh thường gặp do tình trạng các khoáng chất trong cơ thể tích tụ lại, không được đảo thải ra hết bằng đường tiểu. Sỏi thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh nếu không được điều trị dứt điểm.

Hiện nay, với sự ứng dụng rộng rãi của y học hiện đại, việc điều trị sỏi thận cũng trở nên dễ dàng hơn, không còn quá khó khăn hay phức tạp. Mặc dù vậy, ngoài phẫu thuật và các phương pháp tán sỏi khác thì sử dụng thuốc làm tan sỏi vẫn được sử dụng rộng rãi. 

Các loại thuốc điều trị sỏi thận chủ yếu là dùng để giảm các cơn đau do viên sỏi gây ra và làm tan sỏi, bởi sỏi thận không thể tự tan nếu như không có sự can thiệp. 

Phương pháp điều trị sỏi thận nội khoa gồm hai loại thuốc:

1. Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm

Thường dùng gồm nhóm kháng viêm không steroid (diclofenac, kerolac) hay nhóm á phiện (tramadol, meperidin). Cả hai nhóm làm giảm đau quặn thận như nhau (sau khi dùng 20-30 phút).  

- Nhóm kháng viêm không steriod bao gồm nhiều dẫn chất có thành phần hoá học khác nhau nhưng có chung cơ chế tác dụng là ức chế các chất trung gian hoá học gây viêm, quan trọng nhất là prostaglandine - điều này lý giải phần lớn các hiệu quả của thuốc, đồng thời cũng giải thích tác dụng phụ của nhóm thuốc chống viêm không steroid. Đa số các thuốc trong nhóm cũng có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Các thuốc chống viêm không steroid chỉ làm giảm các triệu chứng viêm mà không loại trừ được các nguyên nhân gây viêm, không làm thay đổi tiến triển của quá trình bệnh lý chính.

- Nhóm á phiện ức chế thần kinh trung ương, làm giảm đau sớm hơn (sau khi dùng 10 phút). Nhóm kháng viêm không steroid ức chế tổng hợp chất prostaglandin, làm giảm đau  tuy chậm nhưng mạnh hơn, nhất là khi dùng đường tiêm.

Trước đây, dùng chất kháng muscaric làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản như buscopan. Ngày nay về lý thuyết thấy rằng những chất đồng vận với muscaric không gây ra co cơ trơn niệu quản; về thực hành khi dùng các chất kháng muscaric như buscopan dưới dạng riêng lẻ hay kết hợp với hai nhóm thuốc trên không thu được ích lợi gì thêm về giảm cơn đau quặn thận. Vì vậy hiện nay không dùng nữa.

Một số lời khuyên như uống nhiều nước hay thuốc lợi tiểu với hy vọng đào thải sỏi ra ngoài, điều này chỉ đúng một phần trên lý thuyết, còn thực tế không đem lại hiệu quả như kỳ vọng. Uống nước khi bị sỏi thận cần uống đủ, không nên uống quá nhiều có thể gây vỡ niệu quản, suy thận, bể thận... 

Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản, giảm cơn đau quặn thận, mặt khác còn giúp tống sỏi ra ngoài. Người ta dùng nifedipin với hai mục đích này nhưng thường xếp vào nhóm thuốc tống sỏi ra ngoài (ở dưới). 

2. Điều trị sỏi thận bằng thuốc làm tan sỏi

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc làm tan sỏi để đào thải chúng ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bệnh nhân cần đi thăm khám chuyên khoa, siêu âm và xét nghiệm nhằm phát hiện chính xác vị trí viên sỏi.

+ Thuốc làm tan sỏi:

Trước đây dùng piperazin làm cho acid uric trong nước tiểu thải dễ dàng, không kết tinh lại thành sỏi. Hiện ít dùng. Người bị bệnh gút có acid uric cao, kết tinh kết thành urat ở khớp và ở dưới da. Có nhiều thuốc làm tăng dùng tăng sự thải acid uric (như probecnic, benzbromazon, sulphipyrazon). 

Tuy nhiên chỉ dùng các thuốc này để chữa bệnh gút. Khi dùng, lượng acid uric trong nước tiểu tăng lên, phải uống nhiều nước (kèm natribicarbonat) để nồng độ acid uric hạ thấp, không gây kết tinh sỏi  urat.

Hiện còn dùng một hỗn hợp các chất terpen (như pinen, camphen, cineol, fenchon, borneol, anethol (rowatinex) làm tan và tống sỏi ra ngoài, tăng lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm đường niệu. 

+ Thuốc giúp tống sỏi ra ngoài: .

Có hiệu quả trong khoảng thời gian từ 40 ngày và thích hợp với viên sỏi có kích thước nhỏ dưới 5mm. Trong niệu quản, đặc biệt là cuối niệu quản có nhiều thụ thể alpha adrenegic-1 làm co thắt cơ trơn gây trở ngại cho việc thoát sỏi. Dùng thuốc chẹn canxi như nifedipin hay thuốc cản trở alpha adrenecgic-1 như tamsulosin thì sẽ giảm co thắt cơ trơn, giúp tống sỏi ra ngài .

Bệnh nhân có thể kết hợp các loại thuốc để nâng cao tỷ lệ tống sỏi ra ngoài. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy dùng thuốc riêng lẻ đem lại hiệu quả kém hơn khi dùng kết hợp. 

Thuốc có hiệu quả cả khi sỏi có đường kính lớn hơn 5mm thậm chí có trường hợp 12mm. Dùng thuốc sớm khi sỏi còn nhỏ, hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.

Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảm, không thay thế được các quyết định y khoa. 


Tác giả: TMH