Thuốc giảm đau có nhiều loại và việc sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ. Đây là điều đặc biệt cần lưu ý khi giảm đau cho bệnh nhân ung thư lưỡi.
Hiện nay, có khá nhiều người nhà bệnh nhân ung thư thường tìm mua thuốc giảm đau. Đối với bệnh nhân ung thư mà bệnh đã trở nên trầm trọng, việc dùng thuốc giảm đau là rất cần thiết để giảm những cơn đau mạnh và liên tục, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân ung thư lưỡi.
Người bị ung thư giai đoạn cuối cảm nhận được quy luật đau của mình và thường chờ đợi cơn đau với nỗi ám ảnh sợ hãi. Tâm lý đó thường làm trầm trọng hơn các cơn đau khiến cho việc dùng thuốc giảm đau thường rơi vào thế bị động.
Một số thuốc giảm đau thông dụng là các thuốc như aspirin, paracetamol, ibuprofen, meloxicam, indomethacin… thường được nhiều gia đình dự trữ trong nhà. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư, các thuốc giảm đau này thường có tác dụng rất ít bởi đau do ung thư là một dạng đau nặng, rất trầm trọng, phải dùng đến nhóm thuốc giảm đau trung ương.
Các thuốc giảm đau trung ương (đặc biệt là thuốc dạng opiod) có tác dụng giảm đau mạnh do ức chế trung tâm đau ở não và ngăn cản đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não. Do tác dụng giảm đau thường kèm theo tác dụng gây ngủ nên còn gọi là nhóm thuốc giảm đau gây ngủ.
Đây cũng là nhóm thuốc gây nghiện được quản lý rất chặt chẽ theo quy chế riêng để tránh bị lạm dụng vào các mục đích khác không trong phạm vi điều trị bệnh. Trong nhóm thuốc này lại chia ra làm 2 loại theo mức độ giảm đau:
- Loại giảm đau mạnh: morphin, pethidin (dolargan, dolosan..), methadon, fentanyl…
- Loại giảm đau trung bình: codein, tramadol, propoxyphen…
Lưu ý khi chọn thuốc giảm đau cần căn cứ vào tình trạng đau của bệnh nhân ung thư lưỡi để chọn thuốc thích hợp. Vì vậy người bệnh ung thư lưỡi không được tự ý đi mua thuốc, cần phải đến gặp bác sĩ điều trị có được một loại thuốc giảm đau phù hợp với giai đoạn bệnh.
Đa số các trường hợp bệnh nhân ung thư lưỡi bị đau nặng phải dùng thuốc ở dạng tiêm. Cần chú ý dùng thuốc theo liều hợp lý, đưa thuốc vào cơ thể vào thời điểm đã định để duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định.
Người bệnh và người nhà cần theo dõi một số biểu hiện sau khi dùng thuốc. Nếu có thấy những biểu hiện bất thường như: ngứa, phát ban, co giật,... thì cần báo ngay với bác sĩ để xử trí kịp thời.
Nên dùng thuốc thường xuyên chứ không chỉ dùng thuốc khi có cơn đau. Tránh trường hợp bệnh nhân ung thư lưỡi quá đau đớn mới cho dùng thuốc sẽ dẫn đến càng ngày càng phải tăng liều.
Đối với những bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn di căn, các cơn đau thần kinh, đau xương hành hạ. Các cơn đau sẽ nặng và sâu, tần suất nhiều hơn khi ung thư ở giai đoạn muộn, khối u đã di căn khiến người bệnh không thể chịu đựng được. Do đó cần phải sử dụng đến các biện pháp hỗ trợ để giúp bệnh nhân ung thư lưỡi giảm đau như sử dụng các thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân ung thư lưỡi gặp phải khó khăn trong quá trình ăn nuốt nên việc sử dụng thuốc rất khó khăn. Lúc này họ đã tìm đến miếng dán giảm đau ung thư, bởi chính sự tiện dụng, bệnh nhân cũng không cần phải uống và ít gây ảnh hưởng đến cơ thể do chỉ dùng ngoài da.
Tuy nhiên nếu dùng sai cách bệnh nhân có thể phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng miếng dán giảm đau, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị.
Không thể không phủ nhận những tác dụng của miếng dán giảm đau ung thư, sự tiện dụng của nó, nhưng bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần tham khảo trước ý kiến của bác sỹ điều trị.
- Cân nhắc lợi ích và rủi ro khi sử dụng.
- Nếu cơn đau chưa vượt qua mức chịu đựng không nên dùng bởi có thể gây nghiện.
- Không sử dụng miếng dán vào vùng da hở, vùng da bị viêm nhiễm, mẩn đỏ,...
- Không để trẻ em tiếp xúc với miếng dán giảm đau.