Một số câu hỏi thường gặp về quy trình phẫu thuật hiến tủy

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Một số câu hỏi thường gặp về quy trình phẫu thuật hiến tủy
Quy trình phẫu thuật hiến tủy tiến hành như thế nào? Nó có gây ra bất cứ tác dụng nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến không?

Quy trình phẫu thuật hiến tủy hiến tủy sẽ được tiến hành ở bên trong phòng phẫu thuật. Xuyên suốt quá trình của việc quyên góp tủy sẽ được lên kế hoạch và thực hiện tại một bệnh viện hợp tác cùng với chương trình tài trợ tủy quốc gia (NMDP). Để hiểu rõ hơn về Quy trình phẫu thuật hiến tủy, mời bạn tham khảo bài viết này.

1. Quy trình phẫu thuật hiến tủy xương tiến hành như thế nào?

Với một vài trường hợp, quá trình hiến tủy có thể sẽ được thực hiện ở gần nhà người hiến. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bạn sẽ được yêu cầu đi di chuyển đến địa chỉ cụ thể để thực hiện quá trình này. Trong suốt quá trình hiến, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn cụ thể cũng như cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.

Vào ngày tiến hành hiến tủy người hiến sẽ được sắp xếp để ở lại trong bệnh viện. Vào hôm đó bạn sẽ được mời đến cơ sở ngoại trú của bệnh viện. Thông thường quy trình tiến hành hiến tủy sẽ được diễn ra từ sáng sớm cho đến chiều muộn. Tuy nhiên với một số trường hợp bệnh viện vẫn sẽ sắp xếp và lên kế hoạch cho người hiến nằm lại qua đêm để tĩnh dưỡng và phục hồi sức khỏe.

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật hiến tủy bạn sẽ được các bác sĩ gây mê để không cảm nhận được cơn đau. Trong khoảng thời gian gây mê toàn thân, bạn sẽ ở trong trạng thái hôn mê nhờ vậy sẽ không có bất cứ cảm giác đau đớn nào.

Nếu như bạn được tiến hành gây mê theo vùng (cả cột sống hoặc ngoài màng cứng) thì ở những vùng ảnh hưởng của thuốc sẽ không có cảm giác đau. Tuy nhiên bạn vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh trong quá trình phẫu thuật. Với khoảng 96% những trường hợp hiến tủy NMDP sẽ được tiến hành gây mê toàn thân trung bình trong vòng 2 giờ đồng hồ.

Quá trình phẫu thuật hiến tủy sẽ được các bác sĩ thực hiện bằng cách sử dụng một loại kim đặc biệt, rỗng bên trong để rút tủy lỏng (Đây là nơi tạo ra các tế bào máu) từ phần xương chậu. Đôi khi quá trình phẫu thuật hiến tủy sẽ được thay đổi đôi chút tùy thuộc ở từng bệnh viện. Nhưng nhìn chung hầu như đều sử dụng cách trên.

Các vết mổ sẽ có chiều dài dưới một phần tư inch và không cần khâu sau mổ. Trong suốt quá trình phẫu thuật người hiến sẽ được đặt nằm sấp và ở trạng thái thoải mái nhất.

Trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật, bạn sẽ được các nhân viên chăm sóc và bác sĩ của bệnh viện nơi tiến hành phẫu thuật. Họ theo dõi chặt chẽ xuyên suốt từ khi thuốc gây mê hết tác dụng đến khi tình trạng của bạn không còn bất kỳ vấn đề nào khác.

Phần lớn những người hiến tủy có thể trở về nhà từ sáng sớm ngày hôm sau. Sau khi bạn trở về nhà, bệnh viện hoặc đơn vị quyên góp tủy vẫn sẽ giữ liên lạc với bạn để thường xuyên thăm khám và hỏi về tình trạng thể chất. Đồng thời họ sẽ hỗ trợ bạn xử lý bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi phẫu thuật.

2. Quá trình hiến tủy có đau không? Hiến tủy có tác dụng phụ gì không?

Hai câu hỏi này thường được nhiều người quan tâm đó là quy trình phẫu thuật hiến tủy có đau không? Sau khi tiến hành phẫu thuật hiến tủy thì có bất kỳ tác dụng phụ nào không?

Như đã trình bày ở trên trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật hiến tủy bạn sẽ được các bác sĩ sử dụng thuốc gây mê toàn thân hoặc khu vực. Bởi vậy nó sẽ không có chút đau đớn nào.

Với câu hỏi thứ hai, các tác dụng phụ sẽ xảy ra với từng trường hợp sẽ khác nhau. Nhưng phần lớn những người sau khi hiến tủy sẽ có thể gặp những tác dụng phụ và khó chịu như: có cảm giác mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau lưng hoặc hông, có vết bầm tím tại vị trí vết mổ.

Đôi khi vẫn có một số trường hợp người hiến có cảm giác đau đớn hơn so với họ nghĩ. Tuy nhiên với đa số sẽ không thấy quá đau đớn.

Có một số người sau hiến tủy sẽ có cơn đau ở phần xương hông. Cũng có một vài trường hợp sẽ có cảm giác đau ở một cơ bắp ở phía sau. Các cơn đau này có thể xuất hiện và kéo dài trong vòng vài ngày cho đến vài tuần.

3. Phẫu thuật hiến tủy có gặp bất kỳ rủi ro nào không?

Việc đảm bảo an toàn cho người hiến tủy luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên trong y tế không có thứ gì là tuyệt đối không có rủi ro. Nhưng bạn có thể an tâm bởi tỷ lệ gặp phải các rủi ro, biến chứng từ việc gây mê hoặc từ tổn thương phần xương, thần kinh chỉ chiếm 2,4% trong tổng tất cả các trường hợp hiến tặng. Đa số những người hiến tặng đều bình phục hoàn toàn sau vài tuần.

Cũng như với bất kỳ loại phẫu thuật nào khác thuốc gây mê, đôi khi hiến tủy vẫn có thể gây ra một vài các tác dụng phụ. Tuy nhiên các trường hợp thuốc gây mê gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng đều rất hiếm.

Một vài tác dụng phụ do thuốc gây mê toàn thân thường gặp như: đau họng (do ống thở), buồn nôn hay nôn nhẹ. Các tác dụng phụ này có thể gặp khi sử dụng gây mê một phần như: đau đầu hay bị tụt huyết áp.

4. Hiến tủy có làm tủy người hiến yếu đi hay không?

Một câu hỏi thường nhận được sự quan tâm của những người tham gia hiến tủy đó chính là: Quy trình phẫu thuật hiến tủy có làm tủy người hiến yếu đi hay không? Câu trả lời dành cho bạn là việc hiến tủy sẽ không gây bất kì ảnh hưởng hay tổn hại gì đối với cơ thể hay hệ thống miễn dịch của người hiến. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm về độ an toàn cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân,

Lượng tủy, máu mà người hiến hiến đi khoảng một lít, có thể sẽ ít hơn nếu như người hiến là em bé hoặc trẻ em. Với đa phần những người hiến tủy họ sẽ trở lại bình thường chỉ sau trong vòng từ một vài ngày. Cơ thể của người bình thường sẽ sản sinh ra được lượng tủy thay thế cho những gì đã hiến chỉ sau khoảng từ bốn đến sáu tuần.

Toàn bộ quy trình phẫu thuật hiến tủy sẽ được thực hiện ở bên trong phòng phẫu thuật với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiêm, trang thiết bị hiện đại. Quá trình sẽ được lên lịch để phù hợp với thời gian của người hiến từ trước để đảm bảo lịch trình làm việc cũng như cuộc sống của người hiến tủy.

Trên đây là quy trình phẫu thuật hiến tủy cũng như lời giải đáp về các câu hỏi được người hiến quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu. Hi vọng với những thông tin trong bài viết này, sẽ giúp bạn không còn lo lắng và chuẩn bị thật tốt để hiến tủy.

Dịch: https://bethematch.org/support-the-cause/donate-bone-marrow/donation-faqs/




Tác giả: Lê Thọ Hưng