Các số liệu và nghiên cứu cho biết trẻ em và người lớn hiện nay có tỉ lệ cận thị gia tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu rõ về cận thị. Giải đáp những câu hỏi thường gặp về cận thị qua bài viết dưới đây:
Bản chất cận thị không phải là một bệnh. Cận thị là một tật khúc xạ khiến mắt chỉ có thể nhìn gần. Tuy nhiên, cận thị cao cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như tăng nhãn áp hoặc bong võng mạc.
Tuy nhiên, điều này cũng chỉ giải thích đầy đủ cho sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh cận thị gần đây. Theo Viện Thị giác Brien Holden ở Úc cho biết có khoảng 30% dân số trên toàn cầu hiện nay đang bị cận thị. Đặc biệt, một số quốc gia Đồng Á có tỉ lệ cận thị cao hơn.
Điều này cũng cho biết thêm về dự đoán hơn một nửa dân số thế giới sẽ bị cận thị vào năm 2050.
Thực tế, không một ai biết chắc rằng nguyên nhân cận thị xảy ra do đâu. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho biết rằng đặc điểm di truyền của cận thị đóng vai trò quan trọng.
Cận thị còn được biết đến là tật khúc xạ ở mắt, người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần. Tuy nhiên, các vật ở xa lại khó nhìn hơn. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là một tật ở mắt chứ không được xem là bệnh ở mắt.
Một vài nghiên cứu đã cho kết quả rằng có thể xác định 161 yếu tố di truyền và điều này có liên quan đến cận thị dù hầu hết trước đó chưa được biết đến. Mỗi gen dễ bị cận thị thực tế chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến nguy cơ khiến con người bị cận thị.
Tuy nhiên, những người mang trong mình gen cận thị với số lượng lớn thì nguy cơ bị cận thị của họ cũng cao gấp 10 lần so với người không có gen cận thị.
Lo lắng khi cha mẹ cận thị có thể di truyền cho con. Phụ huynh có thể đọc thêm bài viết: Ba mẹ làm gì để giúp con không bị cận thị?
Muốn biết liệu uống thuốc hoặc bấm huyệt có đem lại hiệu quả chữa cận thị hay không cần xác định rõ cận thị do nguyên nhân nào, do co quắp điều tiết hay do cận thị thực sự gây ra.
Tình trạng co quắp điều tiết có thể xảy ra khi làm việc thời gian dài và với cường độ cao khiến mắt bị nhức mỏi và khi đo khúc xạ thấy độ cận thị khá cao không tương xứng với mức thị lực. Lúc này, tra thuốc liệt điều tiết thì đo khúc xạ khách quan sẽ không bị cận thị nữa.
Do đó, tình trạng co quắp điều tiết có thể được chữa bằng cách uống thuốc bổ mắt hoặc bấm huyệt.
Tuy nhiên, đối với trường hợp cận thị thật sự chỉ có biện pháp đeo kính mới giúp làm tăng thị lực. Ngoài ra, các biện pháp uống thuốc bổ mắt hay bấm huyệt chỉ là biện pháp phụ trợ làm tăng khả năng chịu đựng của mắt chứ không giảm độ cận thị.
Quan điểm đeo kính nhiều sẽ bị phụ thuộc nên không đeo kính là quan điểm sai lầm nhiều người mắc phải. Người bị cận thị cần đeo kính để tăng chức năng thị giác và chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu không đeo kính vì sợ bị phụ thuộc thì sẽ làm chức năng thị giác kém phát triển. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ bị cận thị dễ làm rối loạn phát triển thị giác ở hai mắt.
Các nghiên cứu về tật khúc xạ ở mắt như cận thị đều không đưa ra kết luận chính xác rằng mang kính hay không mang kính có làm ảnh hưởng đến sự tiến triển của cận thị. Tuy nhiên có thể nhận định rằng đeo kính đúng độ cận thị mất cần cho sự phát triển thị giác hai mắt.
Quá trình đo cận thị mọi người đều được tư vấn rất nhiều loại kính cận thị với các chất lượng khác nhau. Vậy chất lượng cận thị như thế nào là tốt nhất đối với người bị cận thị:
- Người bị cận thị cần đeo chính xác độ và khoảng cách đồng tử.
- Lựa chọn kính phù hợp với gương mặt.
- Chọn mắt kính chất lượng tốt.
- Lắp mắt kính chính xác vì khi khoảng cách đồng tử làm sai lệch hình ảnh hội tụ trên võng mạc sẽ khiến mắt mỏi, khó chịu khi đeo kính.
Chất lượng kính mắt vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Lựa chọn các loại kính mắt cao cấp, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Kính cần có độ trong suốt cao, hình ảnh trung thực và bền. Ngoài ra, kính cần có các chức năng chống chói lóa, ngăn các tia có hại cho mắt như tia cực tím UV.
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi bệnh cận thị. Tuy nhiên, cũng có một vài phương pháp được chứng minh đem lại hiệu quả làm chậm sự tiến triển của cận thị trong thời thơ ấu.
Cận thị ổn định thường sau 18 đến 20 tuổi. Sau thời điểm này, người bị cận thị có thể thực hiện các thủ thuật phẫu thuật mắt bằng laser khác. Đây cũng là biện pháp điều trị cận thị lâu dài. Tuy nhiên, người cận thị vẫn có thể bị cận thị trở lại sau phẫu thuật.
Cận thị có thể gây mù lòa không là lo lắng của hầu hết mọi người khi bị cận thị. Trong những trường hợp khắc nghiệt, cận thị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và bao gồm cả mù lòa.
Tuy nhiên, người bị cận thị cũng không nên quá lo lắng vì trường hợp này hiếm gặp. Ngoài ra, tình trạng này chỉ xảy ra ở những người có độ cận thị cao và đã chuyển sang giai đoạn nặng gọi là cận thị thoái hóa hay cận thị bệnh lý.
Ngoài ra, trường hợp cận thị tiến triển đến mức độ nặng hơn có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bong võng mạc nguy hiểm cho người bị cận thị.
Do đó, khám mắt định kỳ và thực hiện các biện pháp kiểm soát cận thị là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cận thị cũng như giảm nguy cơ, biến chứng nguy hiểm do cận thị gây ra.
Nguồn tham khảo: https://bhvi.org/
https://www.allaboutvision.com/faq/myopia.htm