Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm khớp dạng thấp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh lý viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến với nhiều đặc điểm, biến chứng, hệ quả khác nhau mà không phải ai cũng nắm đước.

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn, mạn tính phổ biến trong xã hội hiện nay. Biểu hiện của bệnh đa dạng, phụ thuộc vào từng thể khác nhau.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa xác định được. Các nhà khoa học mới chỉ tìm thấy mối liên hệ giữa yếu tố gia truyền và môi trường với bệnh.

Căn bệnh này không hiếm gặp. Tuy nhiên, những thông tin liên quan tới bệnh rất phong phú và đa dạng. Không phải ai cũng cơ hội và khả năng tiếp cận chúng. Vậy nên, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điều ít biết về bệnh lý viêm khớp dạng thấp.

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp có diễn biến như thế nào?

Các triệu chứng bệnh lý viêm khớp dạng thấp thường không dễ dàng để phát hiện và theo dõi. Bệnh cũng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm tăng trưởng, viêm mắt (glaucoma, đục thủy tinh thể).

Về cơ bản, bệnh có 4 thể chính:

- Viêm ít khớp: chỉ nhiều nhất 4 khớp bị tổn thương, phần lớn là khớp lớn như khớp gối. Trẻ em mắc thể bệnh này có nguy cơ cao bị viêm mắt.

- Viêm đa khớp: nhiều khớp bị thương tổn (cả khớp lớn lẫn khớp nhỏ). Trong các khớp, khớp ở bàn chân và bàn tay là hai khớp dễ bị viêm nhất.

- Viêm khớp hệ thống: không chỉ khớp mà nhiều vùng trên cơ thể lẫn cơ quan nội tạng đều bị thương tổn. Bên cạnh chứng đau khớp còn xuất hiện các triệu chứng nổi ban đỏ và sốt cao.

Với bệnh nhân là trẻ em, một số triệu chứng thông thường:

- Khớp sưng, cứng kèm với các cơn đau vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa. Các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là khớp bàn tay, khớp gối và bàn chân.

- Sưng hạch bạch huyết: xuất hiện phần lớn ở trẻ mắc viêm khớp hệ thống và viêm đa khớp

- Sốt và phát ban: thường xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn.

Nếu xuất hiện triệu chứng sưng khớp, vận động khó khăn, đi cà nhắc không rõ nguyên nhân hoặc sốt cao hơn 2 – 3 ngày, bạn cần đưa trẻ em khám ngay lập tức.

Nếu được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, trẻ cần theo dõi và điều trị ngay. Trẻ mắc viêm khớp hệ thống và viêm đa khớp cần kiểm tra viêm mắt 6 tháng/lần. Với trẻ bị viêm ít khớp thì khám mắt 3 tháng/lần.

2. Phân biệt thoái hóa khớp với viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Đau lưng và cứng các khớp ngón tay vào buổi sáng hoặc lúc mới ngủ dậy thường là triệu chứng khiến mọi người nhầm lẫn giữa hai bệnh: thoái hóa khớp với bệnh lý viêm khớp dạng thấp.

Để phân biệt hai bệnh này, bạn cần nắm các thông tin dưới đây:

- Thoái hóa khớp: chỉ cứng khớp từ 5 – 10 phút, dài nhất cũng chỉ 30 phút. Bệnh chỉ khu trú ở một số khớp bị thoái hóa như cột sống cổ, khớp gối, khớp háng, khớp gót chân, thắt lưng,… Nếu bị đau thì bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở một hoặc hai khớp nhưng lại không nóng, sưng, đỏ tại khớp.

Nếu bị thoái hóa khớp ở cột sống thắt lưng, trong giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lưng nhiều vào mỗi sáng. Tuy nhiên, các cơn đau sẽ không kéo dài quá 30 phút. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần và biến mất. Người bệnh lúc này lại có thể quay trở lại cuộc sống thường nhật.

Bệnh càng phát triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ càng cảm thấy đau lưng. Khi làm việc nhiều thì cơn đau càng mạnh. Ngược lại, lúc nghỉ ngơi cũng là khi cơn đau dần giảm.

- Bệnh lý viêm khớp dạng thấp: cứng khớp kéo dài lâu hơn (có thể lên tới vài giờ) thoái hóa khớp. Bệnh cũng diễn ra ở nhiều khớp và đối xứng ở cả hai bên. Khớp thường bị biến dạng. Các cơn đau thường kèm nóng đỏ hoặc sưng to.

3. Có thể bị viêm khớp dạng thấp do thời tiết không?

Thời tiết và bệnh lý viêm khớp dạng thấp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiều bệnh nhân có khả năng dự báo được thời tiết thông qua cơn đau của mình. Mỗi khi thời tiết thay đổi là cơn đau bắt đầu tăng lên.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 70% bệnh nhân viêm khớp rất nhạy cảm với thời tiết. Tuy không khẳng định trực tiếp nhưng các nhà khoa học cho rằng thời tiết có ảnh hưởng tới bệnh lý. Có thể không phải nguyên nhân trực tiếp mà chỉ là tác động mức độ đau của bệnh.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, các thể viêm khớp (viêm xương khớp, thấp khớp,…), bệnh nhân cũng cảm thấy cơn đau nặng hơn mỗi khi có sự biến đổi thời tiết. Đau xơ cơ và viêm xương khớp là thể bệnh nhạy cảm nhất với thời tiết. Phụ nữ thì nhạy cảm hơn nam giới.

4. Đau khi co duỗi có phải triệu bệnh lý viêm khớp dạng thấp?

Đau khi co duỗi ngón giữa bàn tay (đặc biệt là buổi sáng khi mới thức dậy), khó co duỗi, ngón giữa cứng,… có thể là một triệu chứng viêm gân, viêm bao gân trong bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đó cũng có thể là triệu chứng ngón tay lò xo (ngón tay cò súng) do viêm gân gấp ngón giữa bàn tay, xơ hóa phần mềm ở ngón tay hoặc bàn tay trong các bệnh lý do chèn ép thần kinh giữa hoặc bệnh thoái hóa khớp.

Nhìn chung, các bệnh này có chung cách điều trị. Tốt nhất, bệnh nhân tới khoa xương khớp của các bệnh viện để được chẩn đoán, hướng dẫn cách điều trị và tập luyện phù hợp.

Nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh tình gia tăng, cuộc sống của bệnh nhân sẽ ngày càng khó khăn khi vận động bị ảnh hưởng. Từ suy giảm chức năng của bàn tay, bệnh còn có thể lây lan ra cả toàn thân.

5. Người lớn tuổi bị viêm khớp dạng thấp sẽ có những biểu hiện nào?

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, thiếu máu, gầy sút, teo cơ, viêm gân. Thương tổn thường tập trung vào gần khớp gối hoặc khuỷu tay.

Các trường hợp sưng đau gối trên người trung niên thường mang tính đối xứng ở các vùng khớp nhỏ bàn chân, bàn tay, khuỷu gối và khớp gối. Da và các nơi quanh khớp mềm, nóng do vị viêm.

Bệnh thoái hóa khớp lại không có những biểu hiện toàn thân như vậy. Các khớp bị đau thường là đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp háng hay khớp gối. Vùng quanh khớp bị tổn thương thường lạnh và cứng do sự xuất hiện của các gai xương. Lớp mỡ xung quanh phì đại không phải do viêm thường đau khi vận động.

Tốt nhất, để xác định chính xác bệnh lý viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa xương khớp va chụp X-quang vị trí đau.


Tác giả: Quang Anh