Một số câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư lưỡi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi trước đây là một căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên với thói quen sống kém lành mạnh và một số yếu tố khác thì hiện nay, ung thư lưỡi đang trở thành một mối đe dọa đối với rất nhiều người.

Ung thư lưỡi là gì, các triệu chứng của bệnh như thế nào, cách điều trị ra sao… luôn là những vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm và muốn tìm hiểu. Nếu bạn đã và đang có nhu cầu tìm lời giải đáp chính xác cho những câu hỏi này, hãy tham khảo ngay bài viết sau.

1. Ung thư lưỡi là gì, bắt nguồn từ đâu?

Ung thư lưỡi là tình trạng bệnh lý các tế bào ung thư phát triển quá mức, mất kiểm soát ở lưỡi. Đây là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm được Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ xếp thứ 6 trong số các bệnh ung thư hiện nay.

Ung thư lưỡi có thể được phân chia ở 2 nhóm: ung thư khoang miệng hoặc ung thư họng miệng. Trong đó, nếu ung thư bắt đầu ở phần lưỡi mà chúng ta thấy và có thể di chuyển được gọi là ung thư khoang miệng.

Ngược lại, nếu tế bào ung thư phát triển ở khu vực sâu hơn, tức vị trí đáy của lưỡi hay còn gọi là gốc lưỡi thì được gọi là ung thư họng miệng. Phần lưỡi này gắn chặt với các mô và không thể di chuyển tự do. Nó ở sâu trong cổ họng, bởi vậy chúng ta không thể nhìn thấy hay quan sát được.

Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư lưỡi được phân loại dựa theo loại mô kỳ đầu tức nơi mà nó bắt nguồn. Trong đó có các tế bào vảy như tế bào dài, phẳng, bề mặt bao phủ mặt lưỡi.

Ung thư phát sinh từ mô tế bào vảy được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Phần lớn các ca bệnh ung thư lưỡi được phát hiện chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy. Tuy nhiên, vẫn có những loại ung thư lưỡi khác, nhưng tỷ lệ của chúng thường khá thấp và hiếm gặp. Chúng được đặt tên theo loại mô hoặc cấu trúc bắt đầu.

Một số người có thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiễm virus HPV, yếu tố di truyền...đều có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn những người khác.

2. Lưỡi có mảng đỏ hoặc trắng có phải dấu hiệu ung thư lưỡi không?

- Đúng

Thực tế cho thấy, không ít người mắc ung thư lưỡi nhưng lại cho rằng đó chỉ là triệu chứng của đau răng, đau miệng hay nhiệt miệng. Thường gặp nhất là sự biến đổi màu sắc của lưỡi. Các dấu hiệu nguy hiểm nếu không được phát hiện nhanh chóng kịp thời, ung thư lưỡi sẽ phát triển nặng và khó điều trị hơn rất nhiều.

Hiện tượng lưỡi có mảng đỏ hoặc trắng bất thường là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh ung thư lưỡi. Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đều gặp dấu hiệu này.

Ngoài ra một số dấu hiệu khác có thể gặp trên người bệnh như:

- Gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc nói

- Có cảm giác vướng víu như có vật nào đó trong cổ họng của bạn

- Viêm họng

- Có cảm giác tê trong miệng

- Lưỡi chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân

- Đau tai (hiếm gặp)

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu trên cũng như không giải thích được tại sao chúng lại xuất hiện bạn nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sớm. Đừng quên, khám nha khoa, hàm mặt định kỳ 6 tháng /lần. Vì các bác sĩ là người có khả năng phát hiện những bất thường ở miệng, lưỡi hay vòm họng của bạn.

3. Tôi có thể bị ung thư lưỡi do nhiễm virus HPV không?

Thực tế là có. Chúng ta đều biết rằng ung thư là do các tế bào phát triển bất thường với tốc độ lớn hình thành nên. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi. Trong đó bao gồm:

- Thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích

- Nhiễm trùng papillomavirus ở người do quan hệ tình dục (HPV), bao gồm tình dục qua đường miệng.

- Giới tính. Thông thường nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới

- Tuổi tác

- Một số dạng di truyền của thiếu máu

- Một tình trạng đặc biệt do cấy ghép tế bào gốc

4. Có phải cứ nhiễm HPV là sẽ bị ung thư?

- Chưa chính xác

Nhiễm trùng Papillomavirus ở người hay còn được gọi là HPV. Đây là loại virus phát triển và sinh sôi ở những người bị ung thư cổ tử cung hay ung thư lưỡi và amidan. Con đường lây lan của chúng là qua quan hệ tình dục bao gồm qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có đến 50% nam giới và phụ nữ sẽ nhiễm vi-rút HPV tại một số thời điểm nào đó trong cuộc song của họ. Gần đây, sự gia tăng tỷ lệ và số lượng bệnh nhân mắc ung thư đầu và cổ cũng có thể liên quan đến loại virus này gây ra.

Thông thường, ung thư lưỡi khá hiếm gặp ở những người dưới 55 tuổi. Tuy nhiên, tình hình này đang dần thay đổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã cảnh báo về vấn đề gia tăng số lượng người mắc ung thư ung thư họng miệng, ung thư lưỡi ở người trẻ tuổi do virus HPV gây nên đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, nhiễm trùng HPV không phải lúc nào cũng trở thành ung thư. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Để phòng nguy cơ nhiễm virus HPV, cần tiêm phòng vắc Xin HPV trước khi  có hoạt động quan hệ tình dục. Khoa học hiện nay vẫn chưa chứng minh được việc tiêm vắc-xin HPV có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư lưỡi và cổ họng. Nhưng nhiều người vẫn tin rằng nó vẫn có tác dụng nào đó phòng ngừa.

5. Tôi có thể phát hiện ung thư lưỡi bằng cách nào?

- Tầm soát thường xuyên, đi khám tại bệnh viện

Tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện 1 hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Có thể, họ sẽ dụng ống soi thanh quản sợi quang để đưa sâu vào khoang miệng nhằm kiểm tra các hạch bạch huyết ở khu vực này. Nhờ công nghệ này, bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở lưỡi, đặc biệt là phần gốc lưỡi mà mắt thường không thể nhì thấy hay quan sát bên ngoài được. 

Hoặc bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà (cách này không hoàn toàn hiệu quả vì đa số các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu đều hiếm có biểu hiện ra bên ngoài). 

6. Tôi có thể sống sót nếu như mắc ung thư lưỡi không?

- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và kết quả sau điều trị

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư lưỡi phổ biến. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị bệnh tối ưu, các bác sĩ thường kết hợp chúng với nhau.

Đối với những người bệnh ở giai đoạn đầu, chỉ cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Trong khi, những người bị ung thư lưỡi giai đoạn nặng hơn cần kết hợp 2 hoặc 3 loại.

Ba loại điều trị ung thư lưỡi bao gồm:

- Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này giúp loại bỏ khối u ung thư cũng như phần mô xung quanh

- Xạ trị: Đây là cách sử dụng nguyên tố phóng xạ có năng lượng cao nhằm loại bỏ và tiêu diệt tế bào ung thư vẫn còn sót lại sau phẫu thuật

- Hóa trị: Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các loại thuốc diệt các tế bào và mô ung thư để ngăn chặn sự phát triển, cũng như sinh sôi của chúng.

Với những thông tin hữu ích và chi tiết được cung cấp trong bài viết trên chắc hẳn bạn đã tự mình giải đáp được những câu hỏi về ung thư lưỡi rồi phải không? Ung thư lưỡi tuy là căn bệnh nguy hiểm và có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng nếu biết cách phòng ngừa, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đáng kể.

Dịch tổng hợp

Tham khảo: https://www.verywellhealth.com/what-is-tongue-cancer-1192015



Tác giả: Lê Thọ Hưng