Đau vai gáy là một bệnh lý cơ – xương – khớp khá phổ biến hiện nay. Cơn đau mỏi vai gáy đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, khởi phát từ vùng vai, gáy, lan dần xuống bả vai, tê mỏi cách tay… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh đau mỏi vai gáy. Việc giải đáp các thắc mắc về bệnh sẽ giúp bạn có cách chủ động phòng tránh căn bệnh này hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau mỏi vai gáy, từ nguyên nhân cơ học đến nguyên nhân do bệnh lý. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân có hướng điều trị tốt.
– Nguyên nhân do bệnh lý. Một số bệnh lý như loãng xương, gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chứng dính khớp bả vai, thoái hóa đốt sống cổ…cũng gây ra những cơn đau mỏi khu vực vai gáy.
– Nguyên nhân tuổi tác: Bước vào tuổi trung niên cơ thể con người dần bước vào quá trình lão hóa, các mạch máu, các khớp xương bị giảm dần tính đàn hồi khiến cho việc lưu thông, cử động bị ảnh hưởng dẫn đến các hiện tượng đau mỏi cổ, đầu, vai gáy.
– Nguyên nhân cơ học: Đây là thói quen phổ biến nhất nhưng cũng ít nguy hại nhất. Bạn có thể bị đau mỏi vai gáy sau một ngày làm việc, một đêm ngủ sai tư thế, gối quá cao hoặc quá thấp cũng gây ra hiện tượng đau mỏi. Điều trị đau mỏi vai gáy do nguyên nhân cơ học chỉ cần điều chỉnh lại thói quen, cơn đau sẽ dần biến mất.
– Do thời tiết hoặc hơi lạnh: Thời tiết thay đổi nóng lạnh đột ngột cũng khiến các vùng xương khớp bị đau nhức. Để đề phòng các vấn đề xương khớp mùa lạnh, bạn nên chủ động giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với gió lạnh hoặc ngồi quá lâu trước quạt, trong phòng điều hòa..
Nếu xác định nguyên nhân gây bệnh đau mỏi vai gáy là do thói quen như nằm ngủ, làm việc...thì có thể tự khắc phục tại nhà. Việc chẩn đoán này không gây nguy hiểm nếu như bạn chắc chắn mình đã ngồi hoặc nằm sai tư thế.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp hơn thì người bệnh cần đến trực tiếp phòng khám để kiểm tra. Tại phòng khám, dưới sự thăm khám trực tiếp của các bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng với các kỹ thuật chẩn đoán như: chụp Xquang đốt sống cổ, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), đo mật độ xương, xét nghiệm sinh hoá…sẽ có đánh giá tổng quát và chính xác nhất.
Mặc dù là căn bệnh phổ biến nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách
- Chú ý đến tư thế ngồi, nằm, hoặc làm việc: người làm việc quá lâu cần vận động nhẹ nhàng hoặc kéo giãn các cơ, vặn mình để lưu thông khí huyết, tránh mệt mỏi. Không bê vác vật nặng một cách đột ngột, từ từ nhấc hoặc đặt vật nặng để tránh làm ảnh hưởng đến vùng cổ hoặc lưng, khớp tay...
- Đối với những người được chẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ gây xơ cứng đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì không nên vặn mình, xoay lưng hoặc xoay cổ mạnh vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
– Duy trì thói quen sinh hoạt và tập luyện đều đặn: Bạn nên bỏ từ 30 phút đến 1 tiếng để tập thể dục. Thói quen này nếu duy trì đều đặn, bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi rõ rệt về thể trạng của mình
– Cuối tuân nên đi xoa bóp, bấm huyệt. Đối với những người làm việc văn phòng hoặc lao động nặng cần đi xoa bóp thư giãn vào cuối tuần hoặc cuối ngày để cải thiện các vấn đề cơ xương khớp.