Một số cách giúp bạn tự kiểm tra thoái hóa cột sống tại nhà

Một số cách giúp bạn tự kiểm tra thoái hóa cột sống tại nhà
Tự kiểm tra thoái hóa cột sống sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí đến viện thăm khám. Tuy nhiên với phương pháp này không phải ai cũng có thể làm chính xác. Vậy làm sao để tự kiểm tra thoái hóa?

Hiện nay căn bệnh thoái hóa cột sống đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa hơn. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại về tình hình phát triển sức khỏe chung. Tuy nhiên bạn cũng có thể hoàn toàn tự kiểm tra thoái hóa cột sống bằng một số cách như sau.

1. Tự kiểm tra dựa trên những triệu chứng của bệnh

Thoái hóa cột sống là thuật ngữ chỉ chung những căn bệnh về cột sống khác nhau. Vì vậy sẽ có một số cách nhận biết căn bệnh thoái hóa cột sống như sau.

1.1. Thoái hóa cột sống cổ

Cách tự kiểm tra thoái hóa cột sống cổ dựa vào những dấu hiệu nhận biết như sau:

Phần cổ đau nhức, bị cứng cổ, cảm thấy khó khăn khi vận động cổ.

Những cơn đau xuất hiện với sự đột ngột và ở mức độ nặng. Chúng có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày. Thậm chí những triệu chứng đau có thể lan xuống phần ai và phần cánh tay.

Phần bả vai, cánh tay bị tê liệt và đôi bàn tay bị mất cảm giác.

Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1-C2 sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng như nấc ngáp, đau đầu và chóng mặt.

1.2. Cách tự kiểm tra thoái hóa cột sống thắt lưng

Tình trạng đau thắt lưng diễn ra âm ỉ và kéo dài trong nhiều tuần.

Cơn đau sẽ càng trở nên nặng hơn khi phải ngồi trong một thời gian dài, khi thực hiện những động tác như xoay người, mang vác đồ vật,...

Cơn đau có thể lan xuống chân và gây tê liệt, khó khăn khi di chuyển ở giai đoạn bệnh nặng hơn.

1.3. Cách kiểm tra thoái hóa cột sống ngang ngực

Người bệnh sẽ có những cảm giác như đau ngang lưng, đau còn thậm chí kéo dài ra trước ngực, và gây khó thở cho người bệnh.

Một số triệu chứng khác bạn có thể cảm nhận như cảm thấy đau nhức ở vùng lưng giữa, khó tiêu và khó thở, mệt mỏi, chức năng ở bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng,...

2. Tự kiểm tra thoái hóa cột sống dựa vào mức độ nặng nhẹ

Còn một phương pháp tự kiểm tra thoái hóa cột sống chính là dựa vào những triệu chứng, dấu hiệu hiện tại của bệnh, mức độ nặng nhẹ để kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.

2.1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này người bệnh sẽ bắt đầu mất đi sự cân bằng vốn có của cơ thể. Từ đó mà đường cong sinh lý của cơ thể cũng bị biến đổi theo và làm gia tăng áp lực lên những bộ phận xung quanh như đĩa đệm, dây thần kinh.

Tuy nhiên trong giai đoạn này cơ thể có thể tự thích ứng được với những triệu chứng đó nên bạn sẽ cảm thấy không có gì đáng lo ngại.

2.2. Giai đoạn 2

Lúc này bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, căng thẳng và mệt mỏi. Ở cột sống sẽ bắt đầu xuất hiện các vấn đề như hẹp đĩa đệm hoặc gai cột sống.

Ngoài ra tư thế ũng sẽ bắt đầu có những sự thay đổi làm mất tầm vận động của khớp. Từ đó dẫn đến tình trạng chiều cao giảm và hẹp ống sống.

2.3. Giai đoạn 3

Khi thoái hóa cột sống phát triển đến mức độ này sẽ dẫn đến một số tình trạng như cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, giảm chiều cao, hệ thống dây thần kinh bị tổn thương nặng.

Khi bệnh phát triển ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ bị hạn chế chuyển động, đường cong sinh lý bị thay đổi, mất cân bằng ở tư thế và hình thành nên những mô sẹo và khiến biến dạng xương trầm trọng.

2.4. Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn phát triển cuối cùng và những triệu chứng cũng như tổn thương ở các giai đoạn trước sẽ ở mức tổn thương nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hệ thống dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể gây ra những hậu quả như teo cơ, viêm cột sống dính khớp,...

Với những trường hợp bệnh đã phát triển đến giai đoạn này thì cách duy nhất để khắc phục là can thiệp bằng phẫu thuật.

Như vậy bạn có thể tự kiểm tra thoái hóa cột sống dựa trên những triệu chứng ban đầu của bệnh. Tuy nhiên để chắc chắn cũng như có những phác đồ điều trị tốt nhất bạn nên đến những bệnh viện lớn hoặc trung tâm y tế lớn hơn để kiểm tra.


Tác giả: Nguyễn Thị An