Một số cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em an toàn cha mẹ có thể tham khảo

Một số cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em an toàn cha mẹ có thể tham khảo
Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em dưới đây để bảo đảm sức khỏe cho bé.

Hiện nay, việc điều trị bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh. Cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu nguy hiểm để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến nhẹ và có thể kiểm soát được, cha mẹ có thể hỗ trợ điều trị bệnh sởi ở trẻ bằng các biện pháp tham khảo dưới đây.

**Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay can thiệp điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ vẫn cần nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

1. Một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em

- Giúp trẻ hạ sốt: Mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol hoặc dùng các phương pháp vật lý như lau mát.

- Cho bé dùng thuốc ho, thuốc long đờm để giảm triệu chứng.

- Một số loại thuốc kháng histamine như loratadin, diphenhydramin… cũng có lợi cho trẻ bị sởi.

- Dùng kem bôi ngoài da trị sởi giúp giảm nốt trên da.

>> Xem thêm: Khi nào thì các nốt sởi trên da trẻ biến mất? 

- Sát trùng mũi họng cho bé bằng cách cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối.

- Nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em.

Nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em.

Nhỏ mắt cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em (Ảnh:Internet)

- Không cho trẻ đến nơi đông người để tránh lây lan bệnh.

- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh gió lùa và ánh sáng quá mạnh. Phòng của trẻ cần thông thoáng, đảm bảo vệ sinh.

- Trẻ và người chăm sóc cần cắt móng tay để tránh làm các vị trí phát ban bị tổn thương, khiến virus gây bệnh lây lan sang các vùng da lành.

- Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mát, đầy đủ dưỡng chất. Vì lúc này trẻ mệt và biếng ăn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa. Bạn có thể tham khảo thêm về gợi ý thực đơn khi bị bệnh sởi TẠI ĐÂY.

- Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm và biến chứng nặng xảy ra như viêm não, sởi ác tính,... có thể cho bé dùng kháng sinh hoặc corticoid theo liều lượng của bác sĩ.

- Một số trường hợp sẽ cần dùng hồi sức hô hấp hoặc hồi sức tim mạch, tùy vào tình trạng của bé.

Đây là một số biện pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ có thể thực hiện tại nhà. Nếu có gì nguy hiểm thì nên đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để kiểm tra.

2. Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Khi thực hiện điều trị bệnh sởi ở trẻ em, chắc hẳn cha mẹ sẽ ít nhiều có những thắc mắc trong suốt quá trình điều trị như thời gian khỏi bệnh, bệnh có lây không,... Dưới đây là một số câu hỏi giúp cha mẹ giải đáp những thắc này.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sởi (Ảnh: Internet)

2.1. Bao lâu thì trẻ hết bệnh sởi?

Bệnh sởi ở trẻ em thường ủ bệnh từ 12-14 ngày và tối thiểu là 6 ngày sau khi khởi phát bệnh trẻ sẽ khỏi. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng sức khỏe cũng như cách điều trị cho bé mà thời gian khỏi sẽ không giống nhau.

2.2. Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây. Nếu không được khống chế bệnh có thể phát triển thành dịch, rất nguy hiểm. Vậy nên trong quá trình điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ nên tránh để bé tiếp xúc với nhiều người, khi chăm sóc bé cũng cần chú ý sát khuẩn, đeo khẩu trang,...

2.3. Khi nào trẻ có thể đi học?

Khi sức khỏe của trẻ thực sự tốt, thường từ sau khi hết bệnh từ 1-2 ngày, cha mẹ có thể cho bé đi học lại. Nhưng vẫn cần sử dụng một số biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập với bạn bè,...

2.4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ba mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

- Trẻ sốt trên 38 độ C.

- Vẫn còn tình trạng sốt cao khi đã nổi các ban đỏ.

- Trẻ có hiện tượng nôn ói, không ăn được nhiều, mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên.

Trên đây là một số biện pháp giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng thấp vậy nên rất dễ bị lây bệnh cũng như rất dễ bị virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra bệnh nghiêm trọng. Cha mẹ cần chú ý để đảm bảo sức khỏe của bé, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng.

Trong bất kỳ trường hợp nào nếu như có những dấu hiệu bất thường ở trẻ, người lớn hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.


Tác giả: Lan Anh Nguyễn