Virus gây ra bệnh sởi rất dễ lây lan khi tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua ho và hắt hơi. Với trẻ em thì điều này càng dễ xảy ra do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Khi gia đình có trẻ bị sởi, cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà như sau:
Bệnh sởi là một bệnh rất dễ lây lan, tốc độ lây lan rất nhanh, đặc biệt là ở những người không được tiêm phòng. Vậy nên chỉ cần hít thở không khí cùng người mắc bệnh sởi thì cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.
Matthew Kronman, trợ lý giáo sư về các bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle cho biết: “Bệnh sởi lây lan nhanh đáng kinh ngạc ở những người không được tiêm phòng. "Chỉ cần hít thở cùng không khí với người mắc bệnh sởi là đủ để lây bệnh. Thêm vào đó, bất kỳ phòng nào mà người nhiễm bệnh bước vào đều bị ô nhiễm và bản thân sẽ lây nhiễm trong hai giờ sau khi họ rời đi" nếu như không có biện pháp bảo vệ thích hợp.
Để bảo vệ những người khác, bạn hoặc con bạn cần được cách ly trong thời gian lây lan, tức là bốn ngày sau khi phát ban.
Nếu trong nhà bạn có các thành viên chưa được tiêm phòng, hãy gọi cho bác sĩ để xem liệu có còn thời gian cho họ tiêm vắc xin hoặc một phương pháp điều trị khác gọi là liệu pháp immunoglobulin (IG), bao gồm việc chuyển các protein bảo vệ chống bệnh sởi - được gọi là kháng thể - được tổng hợp từ máu được hiến tặng cho những người chưa được tiêm chủng. Loại điều trị này chỉ được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng, tiếp xúc với virus từ 12 tháng tuổi trở xuống, cũng như phụ nữ mang thai và trẻ em chưa được tiêm phòng có hệ miễn dịch bị tổn thương.
>> Nhận biết nhanh các triệu chứng của trẻ bị sởi theo từng thời kì bệnh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thiếu vitamin A có thể có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh sởi gây nên, kể cả viêm phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A để làm giảm các triệu chứng và giảm các biến chứng do bệnh sởi. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin A vào bữa ăn giúp tăng cường hàm lượng dưỡng chất này cho trẻ.
Khi bị bệnh sởi, các triệu chứng phát ban, sốt, nghẹt mũi, ho và đỏ, chảy nước mắt, thường kéo dài khoảng hai tuần, nhưng sốt chỉ kéo dài khoảng năm ngày. Để tránh tình trạng nặng hơn, cha mẹ có thể chú ý chăm sóc trẻ bị sởi như sau:
- Cho con uống thuốc hạ sốt, những sản phẩm có chứa Paracetamol của Hapacol. Không dùng aspirin vì thuốc này có thể liên quan đến hội chứng Reye.
- Nghỉ ngơi và giữ đủ nước, tránh tình trạng mất nước.
- Nên vệ sinh sạch sẽ cho bé, không cần kiêng tắm, kiêng gió như một số quan niệm. Việc này có thể sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Không dùng thuốc cảm: Sởi và cảm lạnh đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến cáo dùng thuốc cảm cho trẻ dưới 4 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy các triệu chứng sởi không giảm mà còn có thể gây hại nếu không dùng đúng cách.
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ngăn ngừa virus còn tồn tại trên bề mặt cũng là một biện pháp chăm sóc trẻ bị sởi.
Trẻ em dưới 5 tuổi cũng như người lớn trên 20 tuổi có nguy cơ cao nhất bị các biến chứng nghiêm trọng do bệnh sởi như: viêm phổi, sưng não, co giật, tiêu chảy, nhiễm trùng tai và mất thính giác do tổn thương não. Theo thống kê, ứ 1.000 trẻ em thì có một trẻ tử vong mỗi năm vì bệnh sởi.
Vậy nên khi chăm sóc trẻ bị sởi, bạn cần lưu ý một số tình trạng sau: Sốt cao hơn 40 độ, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, quấy khóc, thiếu nước, co giật... Những trường hợp này bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Theo nghiên cứu, cứ 20 trẻ mắc bệnh sởi thì có một trẻ bị viêm phổi, đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do bệnh sởi. Và cứ 1.000 trẻ mắc bệnh sởi thì có một trẻ bị viêm não, hoặc sưng não, có thể dẫn đến co giật, điếc và tổn thương não.
Ngoài ra, có tới 11 trong số 100.000 người (trẻ em và người lớn) mắc bệnh sởi sẽ phát triển thành một bệnh của hệ thần kinh trung ương được gọi là viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE). Tuy nhiên, hầu hết trẻ em khỏi bệnh sởi mà không gặp các biến chứng nghiêm trọng. Nếu như có bất kỳ những nguy hiểm nào không kiểm soát được, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bé.
Trên đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà người lớn có thể theo dõi để đảm bảo các bé luôn được chăm sóc tốt nhất, cơ thể khỏe mạnh. Khi có bất kỳ những bất thường nào xảy ra ở cơ thể bé, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn dịch: https://www.parents.com/health/rashes/what-to-do-if-you-or-your-child-gets-the-measles/