Loãng xương là căn bệnh khiến khả năng chịu lực của xương bị suy yếu và cấu trúc xương bị thay đổi, khiến xương không còn bền vững và gây hậu quả gãy xương. Loãng xương xuất hiện ở cả nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam giới gấp 3-4 lần.
Để điều trị bệnh loãng xương, bên cạnh các loại thuốc Tây y thì những bài thuốc Đông Y cũng được nhiều người quan tâm do độ an toàn và lành tính nhất định. Dưới đây là một số cây thuốc, bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông Y bạn có thể áp dụng tại nhà cho người bệnh.
Đây là bài thuốc cổ gồm 6 vị thuốc: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, phục linh (riêng thục địa 32g còn các vị thuốc còn lại 12-16g) đã được dùng từ hàng ngàn năm nay. Hiện nay, một số nước có nền y học cổ truyền phát triển đã sử dụng bài thuốc điều trị loãng xương này để cải thiện mật độ xương của người bệnh.
Cốt toái bổ có tên khác là tắc kè đá, hầu khương, hồ tôn khương, thân khương, cây tổ phượng... Điều trị loãng xương bằng Đông y, bạn có thể uống cốt toái bổ sẽ có tác dụng tăng mật độ và độ bền của xương. Liều dùng từ 15-20g/ngày.
Cây cẩu tích tên khác là cây kim mao, ráng cát tu, co cút pá (tiếng Thái), cút bang (tiếng Tày)... Cây cẩu tích có tác dụng giảm đau trong bệnh xương - khớp, giúp làm tăng mật độ xương, rút ngắn thời gian liền xương. Liều dùng từ 10-15g/ngày, sử dụng qua đường uống.
Cao xương cá sấu có chứa một lượng lớn collagen dạng thủy phân nên rất dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận cao cá sấu an toàn, hiệu quả và dung nạp tốt đối với người bệnh loãng xương.
Hiện nay, có nhiều người bệnh được chẩn đoán bị loãng xương đã thường xuyên sử dụng cao xương cá sấu Hoa cà liên tục từ 6 tháng trở lên và cho kết quả tăng mật độ xương rõ rệt, kèm theo đó là giảm đau cơ - khớp, phục hồi khả năng vận động tốt.
Trong điều trị loãng xương bằng Đông y, bên cạnh các loại cây thuốc kể trên, Đông y cho rằng tạng thận chủ cốt tủy, nếu thận suy thì không sinh tinh, không nuôi dưỡng được xương, dẫn đến mật độ xương giảm dần, xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn, ngày càng suy yếu và dễ gãy hơn (tình trạng loãng xương).
Do đó, Đông y chủ trương chữa loãng xương chủ yếu lấy việc bổ thận sinh tinh, dưỡng cốt tủy. Thận tinh đầy đủ sẽ giúp cải thiện tình trạng loãng xương. Các bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông y còn có:
Triệu chứng: đau lưng mỏi gối, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, nóng hâm hấp trong xương, buổi chiều có sốt nhẹ, miệng khô họng ráo, khát nước, chân tay mỏi yếu, vận động nhiều là đau các khớp xương, táo bón, nước tiểu vàng.
Pháp trị: tư âm, bổ can thận, bổ tinh huyết, kiện cân cốt.
Nguyên liệu cần có: dùng bài thuốc Lục vị địa hoàng (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch phục linh, trạch tả), gia thêm những vị thuốc có tác dụng bổ huyết sinh tinh, bổ gân cốt như đương quy, bạch thược, đan sâm, tri mẫu, mạch môn, câu kỷ tử, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, cẩu tích, tang ký sinh, ngũ gia bì; cao động vật như cao ban long, cao quy bản.
Trong đó cao ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Cao quy bản được chế từ mai rùa.
Cách sử dụng: Khi nấu thuốc vừa xong, đem rót vào tô có cao đã cắt nhỏ, khuấy đều cho tan hết để uống. Hoặc có thể dùng cao bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.
Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc Lục vị địa hoàng bỏ bạch phục linh, trạch tả, đơn bì gia thêm những vị thuốc như thố ty tử, câu kỷ tử, xuyên ngưu tất, cao ban long, cao quy bản.
Nếu dùng bài Lục vị địa hoàng, bạn bỏ hai vị trạch tả và đơn bì. Gia thêm câu kỷ tử, cam thảo chích thì có tên là tả quy ẩm, có tác dụng như tả quy hoàn nhưng hiệu lực kém hơn.
Triệu chứng: đau lạnh vùng thắt lưng, người xanh xao yếu mệt, không có lực, tinh thần uể oải, da lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, ăn ngủ kém, đại tiện phân lỏng, nước tiểu trong, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.
Pháp trị: ôn dương, bổ thận, kiện cân cốt.
Nguyên liệu cần có: dùng bài Bát vị quế phụ (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, bạch phục linh, trạch tả, nhục quế, phụ tử), gia thêm những vị thuốc có tác dụng bổ gân cốt như đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, cẩu tích, phá cố chỉ, tang ký sinh, ngũ gia bì; cao xương động vật như cao dê toàn tính, cao rắn.
Trong cả hai trường hợp vừa kể trên, nếu người bị loãng xương có đau nhức, đau một hoặc nhiều nơi trên cơ thể thì có thể gia thêm những vị thuốc có tác dụng hóa ứ, thông khí, giảm đau như xích thược, nhũ hương, một dược, hương phụ, ngũ linh chi, địa long, uy linh tiên.
Trên đây là một số bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông y chúng tôi muốn chia sẻ với người bệnh. Tuy nhiên, để việc chữa trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt như ăn uống hợp lý, đủ chất; hạn chế dùng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá; tập thể dục thường xuyên...