Gai cột sống là căn bệnh mà hai bên hoặc vùng ngoài cột sống người bệnh xuất hiện các gai xương. Các nguyên nhân gây bệnh có thể là do các dây chằng quanh khớp, thân đốt sống, xương trên đĩa sụn,…gặp phải nhiều thương tổn.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các di chứng như dây thần kinh bị chèn ép, cột sống bị biến dạng. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân còn có nguy cơ bị tàn phế.
Giải pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng Đông y
Giải pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng Đông y có thể khiến bệnh nhân đẩy lùi triệu chứng bệnh, giảm đau nhức an toàn. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách và có sự tham vấn y khoa của các chuyên gia.
Quan niệm của Đông y cho rằng nguồn cội của bệnh gai cột sống xuất phát từ sự tắc nghẽn khí huyết ở gân cơ xương. Tình trạng này khiến các yếu tố thấp nhiệt hoặc tà khí phong hàn gặp khó khăn trong quá trình xử lý ra ngoài. Vậy nên, bệnh nhân mắc bệnh này thường cảm thấy đau nhức xương khớp.
Việc hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng Đông y sẽ tăng cường lưu thông khí huyết, hạn chế cơn đau. Bên cạnh đó, các chức năng của thận, gan cũng được cải thiện, khiến sức khỏe phục hồi nhanh chóng.
So với các phương pháp khác, điều trị gai cột sống bằng Đông y mang trong mình nhiều ưu điểm khác nhau. Nổi bật nhất là nguồn nguyên liệu an toàn từ thiên nhiên với tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ thấp. Không những vậy, nguồn nguyên liệu này còn khiến sức khỏe bệnh nhân được bồi bổ.
Với những lý do vậy, bệnh nhân có thể yên tâm điều trị gai cột sống bằng Đông y. Nếu chưa rõ về lời khẳng định trên, bệnh nhân có thể sử dụng một vài bài thuốc dưới đây để cảm nhận sự hiệu quả hiện hữu trong mình.
Quan niệm dân gian đánh giá, lá lốt hơi cay, có vị nồng. Loại lá này có thể dùng để chống hàn (lạnh bụng), giảm đau và phòng ngừa phong hàn, các hiện tượng lạnh tay chân, gai cột sống,…
Chuẩn bị:
Lá lốt: 500g
Nước lọc: 3 bát
Lá cây đinh lăng: 70g
Thực hiện:
Rửa sạch lá lốt và cây đinh lăng. Sau đó, đem hai loại lá này cho vào ấm, đun cùng với 3 bát nước. Khi nước ấm chỉ còn khoảng 1 bát thì chắt ra để nguội. Bệnh nhân có thể dùng sau bữa tối. Uống thuốc khi vẫn còn ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Đây được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng Đông y đơn giản và dễ thực hiện nhất tại nhà. Sau 10 – 15 ngày sử dụng, hiệu quả sẽ trở nên rõ rệt.
Chuẩn bị:
Lá lốt: 30g
Hy thiêm hào: 30g
Ngải cứu: 25g
Thực hiện:
Rửa sạch lá lốt, hy thiêm hào, ngải cứu rồi giã nát. Trong quá trình giã, cho thêm 1 ít muối hạt to. Giã xong thì cho vào một túi vải sạch.
Lấy túi lá đó đắp lên vùng bị gai cột sống. Khi đắp, bệnh nhân nhớ nằm sấp xuống, thả lỏng cơ thể thoải mái. Mỗi ngày nên đắp 2 lần lúc buổi sáng sau khi dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khoảng 1 tuần – 10 ngày, căn bệnh sẽ bắt đầu thuyên giảm.
Nguyên liệu:
Lá lốt: 50g
Thịt bò: 100g
Thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt rồi thái thành các đoạn nhỏ.
- Thái mỏng thịt bò rồi ướp cùng gia vị trong 5 phút.
- Xào thịt bò với dầu ăn. Tới khi thịt hơi tái thì cho tiếp lá lốt vào đảo đều.
- Cho gia vị vừa khẩu vị. Xào tiếp khoảng 2 phút rồi tắt bếp, mang ra sử dụng.
- Món ăn có thể dùng khoảng 2 – 3 ngày/tuần.
Trong Đông y, cây ngải cứu thường được dùng để giảm đau nhức, cầm máu, kháng khuẩn, sát trùng,…bởi những đặc trưng như mùi thơm, vị đắng và tính ẩm.
Bệnh nhân chỉ cần rửa sạch, giã nhỏ khoảng 300g ngải cứu rồi hòa cùng 2 muỗng mật ong. Lấy túi lọc hoặc vải để vắt lấy nước. Thức uống này mang lại hiệu quả tốt nhất khi bệnh nhân uống vào buổi trưa và buổi chiều hàng ngày, trong 1 – 2 tuần.
Một cách pha chế khác, bệnh nhân có thể chuẩn bị: 200g ngải cứu phơi khô, vỏ 2 quả bưởi, khoảng 1kg chanh bỏ hạt phơi khô, 2 lít rượu trắng và 200g đường kính. Ngải cứu, vỏ bưởi và chanh trộn đều, sao vàng rồi phơi khô với rượu trắng và đường kính. Mỗi ngày uống một ly nhỏ sẽ có hiệu quả sau 2 tuần.
Để hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng Đông y theo phương pháp này, bệnh nhân có thể linh hoạt giữa hai bài thuốc sau.
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị:
- 300g ngải cứu
- 100g muối
Thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu rồi để ráo nước.
- Trộn ngải cứu với 100g muối rồi sao khô trên chảo nóng.
- Lấy tấm vải mỏng, sạch, mềm, bọc hỗn hợp vừa sao khô.
- Chườm tấm vải này lên vị trí bị gai cột sống trước khi đi ngủ trong vòng 2 tháng.
Hợp chất papain trong hạt đu đủ có công dụng làm mềm cơ thịt rất tốt. Đặc biệt, chúng có khả năng "ăn mòn" gai xương vô cùng hiệu quả.
Thực hiện:
- Chọn quả đu đủ vừa chín tới.
- Lấy hạt chà xát sạch phần màng bọc bên ngoài.
- Giã nát hạt đu đủ.
- Bọc hạt đu đủ đã giã rồi đắp lên vùng có gai.
Trong quá trình sử dụng phương pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng Đông y này, bệnh nhân cũng cần lưu ý:
- Chỉ nên đắp dưới nửa tiếng. Hạt đu đủ có vị nóng, tiêu có thể làm phồng rộp, bỏng da nếu tiếp xúc quá lâu.
- Tuyệt đối không được xay hạt đu đủ và sử dụng như hạt tiêu. Chất carpine trong đu đủ có thể coi như là một loại độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Nếu không may tiêu thụ lượng lớn chất này, bệnh nhân có khả năng rối loạn nhịp thở, suy nhược hệ thần kinh, rối loạn mạch đập tim hay đau vai gáy.
- Mỗi ngày chỉ nên đắp 1 lần. Đắp trong 15 – 30 ngày, tùy vào từng bệnh nhân mà các cơn đau sẽ giảm dần và xuất hiện ngày càng ít.
- Nếu không xác định chính xác vị trí gai cột sống, bệnh nhân có thể đắp vào chỗ thường đau nhiều nhất.
- Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân nên chụp X- quang để kiểm tra độ ăn mòn của gai xương.
Các bài thuốc Đông y trên đều không quá khó để thực hiện. Nguồn nguyên liệu cũng dễ kiếm trong cuộc sống thường ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng Đông y đơn giản và hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy quá trình chữa bệnh nhanh chóng.