Một số bài tập cải thiện chức năng nhai - nuốt ở bệnh nhân ung thư vòm họng sau điều trị

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Một số bài tập cải thiện chức năng nhai - nuốt ở bệnh nhân ung thư vòm họng sau điều trị
Khi điều trị ung thư vòm họng, bệnh nhân sẽ gặp một số tác dụng phụ, ngoài các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, thay đổi làn da, mái tóc...thì chức năng nhai nuốt thức ăn cũng là một vấn đề nghiêm trọng đối với bệnh nhân mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Khi tiến hành hóa xạ trị, bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ gặp một số vấn đề về cổ họng như sau:

- Đau khi nuốt

- Các vết loét (viêm niêm mạc) trong miệng và cổ họng 

- Khô miệng

- Tiết nhiều nước bọt

- Họng sưng

- Thay đổi vị giác 

Đặc biệt, việc nhai nuốt rất quan trọng đối với mỗi bệnh nhân ung thư, không chỉ riêng ung thư vòm họng bởi đây là cách giúp bệnh nhân hấp thụ chất dinh dưỡng để vượt qua bệnh tật, có thêm sức khỏe để tiếp tục điều trị. 

Do vậy việc cải thiện chức năng nuốt là việc làm cần thiết. Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm giúp bệnh nhân ung thư vòm họng dễ nuốt hơn thì các chuyên gia cũng chỉ ra một số bài tập giúp người bệnh nuốt một cách dễ dàng hơn. 

Chuyên gia sức khỏe của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bạn nên bắt đầu những bài tập này. Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa những khó khăn khi nuốt của bệnh nhân trong quá trình xạ trị và giúp bạn giữ khả năng nuốt một cách tốt nhất. 

1. Bài tập nuốt

- Bài tập giữ lưỡi

    - Đặt đầu lưỡi của bạn ở giữa răng cửa
    - Giữ lưỡi giữa răng cửa  và nuốt.

- Giữa mỗi lần nuốt, bạn có thể thư giãn và đưa lưỡi trở lại vị trí bình thường.

- Bài tập nuốt nỗ lực

- Nuốt bình thường, nhưng bóp mạnh bằng cổ họng và cơ lưỡi.

- Để bóp mạnh, bạn có thể giả vờ đang nuốt thứ gì đó lớn, như một muỗng bơ đậu phộng.

- Bài tập vận động nuốt Mendelsohn

- Nuốt bình thường, tạm dừng 2 giây ở mỗi lần nuốt

- Để tạm dừng trong quá trình nuốt, bạn có thể giả vờ rằng bạn đang nín thở giữa chừng trong 2 giây

- Bài tập nuốt Supraglottic

    - Hít vào và nín thở
    - Trong khi nín thở hãy nuốt và thở mạnh ra

2. Các bài tập chuyển động lưỡi

- Bài tập nhô lưỡi: Đưa lưỡi ra xa nhất có thể cho đến khi bạn cảm thấy căng. Giữ nó ở đó trong 5 giây.

- Bài tập rút lưỡi: Kéo lưỡi trở lại trong miệng, như thể bạn đang súc miệng hoặc ngáp. Giữ nó ở đó trong 5 giây.

- Bài tập lưỡi bên: Di chuyển lưỡi của bạn càng xa về bên trái càng tốt để bạn cảm thấy lưỡi mình căng ra. Giữ nó ở đó trong 5 giây. Tương tự, tiếp tục di chuyển lưỡi sang bên phải càng xa càng tốt cho đến khi lưỡi căng ra và giữ trong 5 giây.

- Bài tập đầu lưỡi: Đặt đầu lưỡi của bạn phía sau răng trên hoặc trên nướu. Giữ lưỡi đồng thời mở miệng càng rộng càng tốt trong 5 giây.

3. Bài tập hàm

Mở miệng rộng hết mức có thể, cho đến khi bạn có thể cảm thấy căng nhưng không đau (xem Hình 2).  Tiếp đó, di chuyển hàm của bạn sang trái (xem Hình 3). Giữ căng này trong 3 giây. Di chuyển hàm của bạn sang phải (xem Hình 4). Giữ căng này trong 3 giây. Di chuyển hàm của bạn trong một vòng tròn. Tạo 5 vòng tròn theo mỗi hướng. 

Ảnh 3.

Hình 2. Mở miệng càng rộng càng tốt nhưng không thấy đau


 
Ảnh 4.

Hình 3. Di chuyển hàm của bạn sang trái


 
Ảnh 5.

Hình 4. Di chuyển hàm của bạn sang phải

Trên đây là một số bài tập giúp cải thiện chức năng nhai nuốt ở bệnh nhân ung thư vòm họng. Trước khi áp dụng làm theo, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để đánh giá mức độ phù hợp của bài tập này đối với thể trạng bệnh của bạn.


Nguồn dịch: https://www.mskcc.org/cancer-care/patient-education/radiation-therapy-head-and-neck-swallowing


Theo Memorial Sloan Kettering Cancer Center

Tác giả: MN