Món cháo được làm từ nguyên liệu chính là bạch hợp, bạch nhân rất tốt cho người viêm phế quản. Nó có tác dụng nhuận phế, bổ phổi, giúp làm long đờm, hạn chế tình trạng viêm, sưng ở người bệnh. Do đó, ăn cháo hàng ngày sẽ góp phần làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân.
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Bách hợp tươi 50g
- Hạnh nhân 10g
- Gạo tẻ 50g
Hướng dẫn cách làm:
- Gạo đem vo sạch, để cho ráo nước và cho vào nồi nấu cháo.
- Đến khi cháo gần chín cho tiếp bách hợp và hạnh nhân đã bỏ vỏ vào.
- Nêm nếm thêm đường tùy theo khẩu vị của bệnh nhân
- Đợi thêm 5-10 phút là có thể tắt bếp. Món cháo này nên ăn khi đang còn nóng và có thể sử dụng vò 3 buổi sáng, trưa và tối.
Lưu ý: Đối với người mắc cảm lạnh, tỳ vị hư hàn và có triệu chứng tiêu chảy không nên sử dụng bách hợp làm nguyên liệu nấu ăn. Bởi nó có tính hàn, sẽ khiến có tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Một trong những món ăn kèm bài thuốc cho người viêm phế quản là cháo ý dĩ nấu cùng hạnh nhân. Nó có tác dụng hóa đờm, bình suyễn, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Ý dĩ nhân 30g
- Hạnh nhân 10g
- Đường phèn
Hướng dẫn cách làm:
- Nguyên liệu đã chuẩn bị cần được làm sạch và để cho ráo nước. Riêng hạnh nhân khi sử dụng để nấu ăn bạn nên bóc vỏ.
- Cho ý dĩ vào nồi nấu thành cháo. Khi cháo gần chín cho tiếp hạnh nhân vào.
- Đun cho đến khi cháo chín, tiếp tục cho thêm đường phèn. Tùy khẩu vị của mỗi người để nêm nếm cho vừa miệng. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt bởi không tốt cho sức khỏe.
Cháo ý dĩ, hạnh nhân ngon nhất là thưởng thức khi còn nóng. Bạn có thể sử dụng vào buổi sáng và tối.
Lê hấp đường phèn là món ăn kèm bài thuốc cho người viêm phế quản. Do đó các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân nên sử dụng món ăn này để giảm tình trạng đau, ngứa cổ họng, hạn chế tiết đờm. Không chỉ vậy, cách chế biến cũng khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lê 2 quả
- Bột bối mẫu 10g
- Đường phèn 30g
Hướng dẫn cách làm:
- Lê đem ngâm cùng nước muối sẽ làm sạch. Sau đó khoét bỏ hạt.
- Cho bối mẫu, đường phèn vào trong quả lê, đem hấp chín.
Mỗi ngày ăn 2 lần vào sáng tối sẽ giúp giảm đờm và hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả.
Trong các tài liệu Đông ý có ghi rằng bí đao có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Khi kết hợp cùng ý dĩ sẽ trở thành món ăn tốt cho người viêm phế quản. Sử dụng hàng ngày giúp làm giảm cơn ho và tan đờm.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bí đao 30g
- Ý dĩ nhân 15g
- Gạo lứt 100g
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch bí đao, sau đó thái thành từng khúc nhỏ.
- Cho bí đao vào nồi, nấu lấy nước và bỏ bỏ bã.
- Ý dĩ, gạo lứt rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Cho tất cả nguyên liệu kể trên vào nồi và nấu thành cháo.
Cháo bí đáo, ý dĩ nên ăn khi con nóng. Bạn có thể sử dụng vào sáng và tối, ăn liên tục trong 4-7 ngày để phát huy công dụng điều trị bệnh viêm phế quản.
Thời tiết thay đổi thất thường chính là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh viêm phế quản. Để phòng và điều trị bệnh, bạn nên áp dụng các món ăn kèm bài thuốc cho người viêm phế quản để tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng như ho, khó thở, đờm… Ngoài các món kể trên, bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm cháo hạnh nhân, cháo phổi lợn nấu cùng ý dĩ….