Mối tương quan giữa kháng insulin và béo phì

Mối tương quan giữa kháng insulin và béo phì
Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh nhân dễ dàng mắc bệnh tiểu đường do kháng insulin. Lượng mỡ trong cơ thể người béo phì quá nhiều làm việc chuyển hóa đường trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

1. Béo phì và kháng insulin liên quan đến nhau như thế nào?

Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm trong kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo. Điều này khiến cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường huyết, biến những đối tượng này thành nạn nhân của bệnh tiểu đường.

Béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp tạo ra bệnh, nhưng là một trong những nguy cơ rất lớn dẫn đến căn bệnh này. 

Theo thống kê, hiện nay có đến 50% dân số Việt Nam mắc đái đường bị tình trạng thừa cân, béo phì. Còn theo các chuyên gia, thực chất có sự liên quan chặt chẽ giữa trọng lượng cơ thể và khả năng kháng insulin.

2. Định nghĩa: Kháng insulin là gì?

Xuất phát từ nhận xét "trong bệnh đái tháo đường type 2 nhiều khi lượng glucose máu tăng mà mức insulin máu vẫn bình thường thậm chí còn tăng cao". Như vậy "kháng insulin máu xảy ra khi tế bào không đáp ứng hoặc bản thăn tếbào chống lại sự tăng insulin máu". Trong phần này chúng tôi không đề cập đến các hình thái kháng insulin khác như nhiễm trùng, tự miễn dịch…v..v.

Trong đái tháo đường type 2 kháng insulin được xem là giai đoạn sớm của quá trình tiến triển bệnh. Thực tế, ngay ở giai đoạn này cùng với kháng insulin, nhiều rối loạn khác đã xảy ra.

Cũng từ thực tế là rất nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 có nồng độ insulin trong máu bình thường thậm chí tăng cao, ngay sau khi ăn hoặc uống đường; người ta đã đặt ra giả thuyết là có sự suy giảm hoạt động của insulin nội sinh. 

Sự suy giảm này có thể xảy ra ở các khâu như giảm độ nhạy của insulin, giảm đáp ứng trong bài tiết insulin và cuối cùng là do cả hai nguyên nhân (vừa giảm độ nhạy vừa giảm đáp ứng).

3. Kháng insulin là hậu quả của béo phì

Năm 1962 James Neel đã giả thiết rằng sở dĩ bệnh đái tháo đường phát triển nhanh trên mức độ toàn cầu vì có những yếu tố trợ giúp trong môi trường vào yếu tố tiềm tàng có sẵn trong cơ thể; đó là yếu tố gen.

Điểm chính yếu của giả thuyết này là yếu tố về "gen tiết kiệm". Ngày nay khi mà xã hội đạt tới mức xã hội hoá cao, lao động thể lực giảm xuống, tình trạng thừa mỡ, thừa năng lượng tăng lên thì yếu tố này cũng đã được xem là thủ phạm của cả bệnh béo phì và đái tháo đường type 2. 

Trong thực tế nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng giảm cân sẽ kéo theo tình trạng tăng nhạy cảm của insulin và ngược lại. Dr. Sims thấy nếu cân nặng tăng 20 – 25 phần trăm thì xuất hiện tình trạng tăng insulin máu và kháng insulin sẽ xuất hiện.

4. Đối tượng dễ mắc tiểu đường do thừa cân, béo phì

Bước vào độ tuổi trung niên cũng là giai đoạn cơ thể bắt đầu có dấu hiệu suy giảm về sức khỏe và khiến con người dễ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tiểu đường, acid uric, các bệnh lý về tim mạch.

  + Nguyên nhân chủ quan là do chế độ ăn uống không hợp lý, cộng với thói quen ít vận động sinh ra béo phì, điều này khiến cho các bộ phận trong cơ thể bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa và đặc biệt là xuất hiện hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất, đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để bệnh đái tháo đường tìm đến.

  + Theo các thống kê từ những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh ở người béo phì cao gấp 3 lần so với người gầy và tỉ lệ thường gặp nhất là ở độ tuổi từ 40 trở lên.

  + Ngày nay, bệnh đái đường đang ngày càng trẻ hóa, chủ yếu là do đời sống phát triển, kéo theo chế độ ăn uống thiếu kiểm soát, quá dư thừa chất dinh dưỡng.

5. Điều trị tiểu đường cho người béo phì

- Lời khuyên tốt nhất cho người béo phì mắc bệnh đó là cần thiết phải giảm cân.

  + Việc này sẽ giúp giảm đi các tế bào mỡ, là chìa khóa để giảm thiểu hiện tượng kháng insulin, đồng thời giúp chuyển hóa đường tốt hơn.

  + Cũng theo tiến sỹ Anthony Komaroff, thông thường nếu bạn giảm được từ 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu, lúc này bạn sẽ kiểm soát được sự tăng đường huyết dễ dàng hơn.

– Để ổn định đường huyết, giảm thiểu các khả năng biến chứng tiểu đường, những người béo phì phải cần tuân theo các quy tắc dưới đây:

  + Đầu tiên cần hạn chế tình trạng tăng cân ngoài ý muốn, cách đơn giản là bằng hãy xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp.

  + Nên sử dụng nhiều hơn trong bữa ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại rau xanh, trái cây tươi, đồng thời cần tránh các thức ăn giàu ngọt giàu tinh bột và các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…

salad-beo-phi

  + Bên cạnh đó chế độ luyện tập cũng không được lơ là, bạn cần tích cực tập thể dục thể thao nhẹ như đạp xe, cầu lông, bơi lội… mục đích là để nhanh chóng có thể tiêu hao bớt đi lượng mỡ dư thừa.

  + Tuân thủ nghiêm phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của bác sĩ.

6. Kết luận

Dù có thể chưa mắc tiểu đường, những những người béo phì vẫn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất với biểu hiện kháng insulin. Vì vậy, một kế hoạch ăn uống điều độ kết hợp luyện tập hợp lí là cách làm thông minh để điều chỉnh cân nặng, giảm thiểu khả năng bệnh xuống mức thấp nhất.

 

Tác giả: Hải Yến