Mối quan hệ giữa suy giáp và nhiệt độ thấp: Phụ nữ độ tuổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó

Mối quan hệ giữa suy giáp và nhiệt độ thấp: Phụ nữ độ tuổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó
Nếu như đang mắc một trong các loại suy giáp thì bạn có thể cảm thấy những triệu chứng bệnh tăng lên vào mùa lạnh. Làm cách nào để đối phó với chứng suy giáp có thể diễn biến nặng hơn khi nhiệt độ xuống thấp? Ai là người cần lưu ý nhiều nhất?

Liệu suy giáp và nhiệt độ thấp của mùa đông có mối quan hệ tác động lẫn nhau hay làm tăng nặng bệnh hơn hay không? Thực tế có một số trường hợp vì sự thay đổi của nhiệt độ khiến tuyến giáp bị ảnh hưởng, gây suy giáp nhẹ dù tuyến giáp mọi khi của bạn thực sự khỏe mạnh.

1. Thông tin liên quan tới suy giáp cận lâm sàng

Suy giáp nhẹ còn được gọi là suy giám cận lâm sàng, xảy ra khi chức năng tuyến giáp của bạn bị suy giảm nhẹ và lúc này tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Khi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) ở mức hơi cao có thể coi là dấu hiệu của suy giáp cận lâm sàng, GS.TS David S.Cooper của khoa nội tiết tại Đại học Johns Hopkins Medicine tại Baltimore cho biết.

Một nghiên cứu vào năm 2013 trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism đã công bố rằng, các biến thể theo mùa của nồng độ TSH nên được tính toán cẩn thận trước khi đưa ra chẩn đoán là bệnh nhân đang bị suy giáp cận lâm sàng hay không.

Mối quan hệ giữa suy giáp và nhiệt độ thấp: Phụ nữ độ tuổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó - Ảnh 2.

Suy giáp nhẹ còn được gọi là suy giám cận lâm sàng, xảy ra khi chức năng tuyến giáp của bạn bị suy giảm nhẹ (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu này được thực hiện mỗi tháng ở 1.751 người bị suy giáp cận lâm sàng và 28.096 người khỏe mạnh có chức năng tuyến giáp bình thường. Kết quả cho thấy một mô hình theo mùa đáng kể về mức TSH. TSH tăng trong các tháng lạnh từ đông sang xuân và giảm vào mùa hè và mùa thu ở cả người khỏe mạnh và người bị suy giáp cận lâm sàng.

Những người bị suy giáp cận lâm sàng có khả năng trở về mức TSH bình thường cao hơn gần 1,5 lần khi thời tiết ấm áp. Tương tự, những người có chức năng tuyến giáp bình thường có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc chứng suy giáp cận lâm sàng hơn do nồng độ TSH tăng cao trong những tháng lạnh hơn.

Cooper giải thích: “Đó thực sự là một nghiên cứu thực sự thú vị. “Các nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng có thể có sự thay đổi chức năng tuyến giáp theo mùa. Nó như thể cơ thể đang cố gắng đối phó hoặc bù lại cái lạnh bằng cách tăng lượng hormone để tạo ra nhiều nhiệt hơn. Không phải là mùa đông ảnh hưởng đến tuyến giáp - hơn nữa mùa đông đang làm cho TSH cao hơn một chút”.

Cooper nói rằng thông điệp thực tế của nghiên cứu là mọi người nên được kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp nhiều hơn một lần vào các thời điểm khác nhau trong năm trước khi bắt đầu điều trị. “Sẽ không thích hợp nếu chỉ điều trị suốt đời chỉ dựa trên một xét nghiệm máu", Cooper nói thêm.

2. Lý do khiến các triệu chứng suy giáp xuất hiện vào mùa đông

Nếu như bạn đang mắc một dạng suy giáp thì bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu sẽ bắt đầu xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh hơn.

Nguyên nhân được giải thích như sau:

Nhiệt độ càng giảm thì tuyến giáp của bạn càng phải hoạt động tích cực hơn để cân bằng các hoạt động và nhu cầu của cơ thể. Bởi tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thân nhiệt và các hoạt động trao đổi chất. Chính điều này sẽ khiến cơ thể bạn đặc biệt dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự thay đổi nhiệt độ vào các tháng mùa lạnh.

Mối quan hệ giữa suy giáp và nhiệt độ thấp: Phụ nữ độ tuổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó - Ảnh 3.

Nhiệt độ càng giảm thì tuyến giáp của bạn càng phải hoạt động tích cực hơn để cân bằng các hoạt động và nhu cầu của cơ thể (Ảnh: Internet)

3. Các biện pháp hỗ trợ chức năng tuyến giáp khi trời lạnh

3.1. Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp

Thời tiết lạnh có thể làm tăng nhu cầu của cơ thể đối với hormone tuyến giáp và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giáp. Thông thường, trong những tháng lạnh hơn, mức hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của bạn sẽ tăng lên, và mức T4 và T3 tự do sẽ giảm xuống.

Do vậy, nếu bạn cảm thấy bệnh suy giáp của mình trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ xuống thấp thì bạn nên tới cơ sở y tế để đo lại nồng độ TSH trong máu và nếu như cần thiết, bạn có thể cần tới sự hỗ trợ bằng việc tăng liều lượng hormone thay thế tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, cẩn đảm bảo bạn đang dùng đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình. Không nên tự ý sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp mà không có chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể tìm hiểu về các xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp TẠI ĐÂY.

3.2. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Có một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có tác động tới các hormone trong não bộ và hệ thống nội tiết của cơ thể.

Mối quan hệ giữa suy giáp và nhiệt độ thấp: Phụ nữ độ tuổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó - Ảnh 4.

Nên dành từ 20 - 30 phút mỗi ngày để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (Ảnh: Internet)

Vì thế, bạn có thể dành từ 20 - 30 phút mỗi ngày để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài việc giúp tăng cường hormone thì ánh nắng mặt trời còn giúp bạn giảm nguy cơ stress hay giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, vitamin D trong ánh nắng mặt trời rất có lợi đối với chức năng tuyến giáp.

3.3. Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt

Vào một ngày thời tiết lạnh, một cốc chocolate nóng và bánh quy thực sự có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ ngọt quá mức có ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến giáp của bạn, nhất là đối với người đang có bệnh tuyến giáp.

Ngoài ra, đường trong đồ ngọt cũng khiến bạn dễ tăng cân và trầm cảm hơn vào mùa đông. Đó là chưa kể đến một số người bị bệnh tuyến giáp nhận thấy, chất tạo ngọt nhân tạo có thể khiến họ tăng nguy cơ bị bệnh nấm candida hay nguy cơ kháng insulin hơn.

Mối quan hệ giữa suy giáp và nhiệt độ thấp: Phụ nữ độ tuổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó - Ảnh 5.

Mặc dù đồ uống ngọt rất thích hợp cho mùa lạnh nhưng người bị bệnh tuyến giáp cần hạn chế (Ảnh: Internet)

Do đó, bạn nên thay bằng những thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn.

3.4. Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng

Việc không ngủ đủ giấc kêt hợp với bệnh tuyến giáp suy giảm sẽ khiến nhiều người có xu hướng bị mất ngủ mãn tính từ đó gây ra trạng thái tự miễn dịch và mất cân bằng nội tiết.

Theo nghiên cứu, trung bình một người thể trạng bình thường cần ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, nhưng bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp thì cần ngủ nhiều hơn một chút, nhất là vào mùa lạnh.

Do đó, hãy cân nhắc đến việc đi ngủ sớm, không cố gắng thức khuya xem phim để có một giấc ngủ chất lượng.

Mối quan hệ giữa suy giáp và nhiệt độ thấp: Phụ nữ độ tuổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó - Ảnh 6.

Việc không ngủ đủ giấc kêt hợp với bệnh tuyến giáp suy giảm sẽ khiến nhiều người có xu hướng bị mất ngủ mãn tính (Ảnh: Internet)

>> Làm cách nào để có một giấc ngủ ngon vào mùa đông?

3.4. Học cách giảm bớt căng thẳng

Căng thẳng không tốt cho sức khỏe của bất kì ai, bao gồm cả những người bị bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng. Hãy cố gắng thực hiện một số hoạt động giúp cơ thể và trí óc được thư giãn mỗi ngày thay vì ngồi lì một chỗ ôm điện thoại hay xem phim bất kể giờ giấc.

Bạn có thể tham khảo một số bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng thể chất như đạp xe, yoga, thái cực quyền, thiền định,... Nếu bạn là người thường xuyên làm việc với máy tính thì hãy cố gắng có thời gian nghỉ giải lao xen kẽ để giảm bớt căng thẳng.

Tóm lại:

Nếu như bạn vẫn gặp phải các triệu chứng suy giáp đáng kể mặc dù đã thực hiện theo những lời khuyên kể trên thì đây cũng là thời điểm bạn nên dành thời gian để thăm khám với một bác sĩ chuyên khoa, kiểm tra nồng độ TSH chi tiết xem có đang bị quá cao hay không và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để kết luận khác.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.verywellhealth.com/winter-cold-thyroid-tips-3233153

2. https://www.everydayhealth.com/news/how-weather-changes-affect-your-thyroid/#:~:text=Seasonal%20Changes%20and%20Thyroid%20Function&text=TSH%20increased%20in%20the%20cold,TSH%20levels%20during%20warm%20weather.

Tác giả: Kim Phụng