Mối quan hệ giữa hen suyễn và bệnh cảm cúm

Mối quan hệ giữa hen suyễn và bệnh cảm cúm
Hen suyễn và bệnh cảm cúm là hai tình trạng bệnh lý có mối liên hệ phức tạp với nhau, đều có thể thúc đẩy sự diễn tiến xấu của nhau. Do đó, nắm được mối quan hệ giữa hen suyễn và cảm cúm, biểu hiện của bệnh,... là cơ sở để có phương pháp điều trị và dự phòng thích hợp.

Cảm cúm (hay thường được gọi là cúm), là một bệnh đường hô hấp gây nên do sự xâm nhập của virus vào đường hô hấp gây nên. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lây lan dễ nhưng lại tương đối lành tính và có thể khỏi hẳn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên ở một số đối tượng như người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch,... thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh cảm cúm gia tăng đáng kể. Trong đó không thể không kể đến sự khởi phát cơn hen suyễn khi mắc bệnh cúm.

Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp rất thường gặp trên thực tế, đặc trưng bởi sự viêm đường thở mãn tính làm tăng tính phản ứng của cây phế quản.

Điều này khiến cây phế quản phản ứng quá mức với các tác nhân kích thích từ môi trường, gây co thắt phế quản có hồi phục và tăng tiết ở phế quản. Tình trạng này gây nên các biểu hiện đặc trưng là khó thở, khò khè, khạc đờm,...

>> Thở khò khè còn là biểu hiện của những bệnh nào? Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY.

1. Mối quan hệ giữa bệnh cảm cúm và hen suyễn

Dựa trên các khảo sát lâm sàng, người ta nhận thấy rằng những đối tượng có tiền sử ghi nhận hen suyễn trước đó thì thường có nguy cơ mắc biến chứng bệnh cảm cúm cao hơn hẳn so với những nhóm đối tượng khác, bao gồm cả những người chỉ bị mắc hen suyễn mức độ nhẹ và đang được điều trị tốt.

Điều này có thể giải thích bởi hệ hô hấp của người bị bệnh hen suyễn vốn đã bị viêm từ trước. Kể cả bệnh chỉ ở mức độ nhẹ và đang điều trị thì tình trạng viêm đường hô hấp này vẫn sẽ âm thầm diễn ra chứ không khỏi hẳn. Vì thế, khi nhiễm bệnh cảm cúm thì virus cảm cúm sẽ khiến tình trạng viêm đường dẫn khí của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn.

Sự viêm đường dẫn khí trầm trọng hơn này có thể thúc đẩy trực tiếp hen suyễn diễn tiến nhanh chóng, co thắt phế quản và tăng tiết nhiều,... đưa bệnh nhân vào bệnh cảnh một cơn hen cấp.

Bên cạnh đó, biến chứng viêm phổi cũng được ghi nhận nhiều hơn ở những bệnh nhân cảm cúm có tiền sử hen suyễn trước đó so với nhóm bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh. Điều này chứng tỏ rằng, hen suyễn có thể thúc đẩy và làm gia tăng các nguy cơ biến chứng của bệnh cảm cúm.

Mối quan hệ giữa hen suyễn và bệnh cảm cúm - Ảnh 1.

Hen suyễn và bệnh cảm cúm có mối quan hệ rất phức tạp với nhau (Ảnh: Internet)

2. Biểu hiện của cơn hen suyễn ở bệnh nhân cảm cúm

Do suyễn có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân, vì thế nhận biết sớm biểu hiện của hen suyễn ở một bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm là rất quan trọng.

Một cơn hen suyễn điển hình thường có biểu hiện:

- Các triệu chứng tiền triệu: Có thể có ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt,...

- Cơn khó thở: Thường xuất hiện vào ban đêm hơn là ban ngày với biểu hiện khó thở thì thở ra, đôi khi có khó thở cả hai thì, bệnh nhân phải ngồi dậy để thở,...

- Kết thúc cơn: Cơn khó thở thường kết thúc bằng tình trạng bệnh nhân khạc ra đờm, khạc ra càng nhiều đờm thì bệnh nhân cảm thấy càng dễ chịu. Sau cơn khó thở bệnh nhân trở về bình thường.

Ngoài ra, do đồng thời xảy ra khi người bệnh mắc bệnh cảm cúm nên cũng có thể có các biểu hiện đặc trưng của một hội chứng cúm bao gồm sốt, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể,...

3. Làm thế nào để phòng tránh bệnh cảm cúm xảy ra trên bệnh nhân hen suyễn

Như đã nói, bệnh cảm cúm là bệnh tỷ lệ mắc phổ biến, nguy cơ lây lan cao,... do đó việc mắc bệnh là rất dễ dàng nếu không có các biện pháp phòng bệnh thích hợp, đặc biệt ở những đối tượng có các bệnh lý mãn tính như hen suyễn.

Mối quan hệ giữa hen suyễn và bệnh cảm cúm - Ảnh 3.

Nhóm có bệnh nền hen suyễn cần hết sức cẩn thận khi bị cảm cúm (Ảnh: Internet)

Ngoài việc sử dụng các biện pháp dự phòng không đặc hiệu như hạn chế tiếp xúc không an toàn với người bệnh, tăng cường sức đề kháng bản thân,... thì rất may mắn, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh một cách hiệu quả với việc sử dụng vaccin để dự phòng bệnh.

Tùy thuộc vào lứa tuổi và trạng thái sức khỏe của người bệnh với bệnh lý nền khác nhau mà bệnh nhân có thể được cho sử dụng vaccin dạng tiêm hay dạng xịt. Khi được tiêm vaccin, cơ thể sẽ được tạo miễn dịch chủ động giúp chống lại hiệu quả hơn khi có sự xâm nhập của virus về sau. Tiêm vaccine phòng cúm cần chú ý một số vấn đề sau.

Có thể thấy rằng, bệnh cảm cúm và hen suyễn có mối liên hệ rất phức tạp với nhau. Bệnh cảm cúm là gia tăng nguy cơ khởi phát cơn hen suyễn và hen suyễn cũng làm gia tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cảm cúm. Do đó, vấn đề bệnh cảm cúm ở người bị hen suyễn cần được quan tâm đặc biệt nhằm phát hiện sớm các tình huống nguy hiểm nếu có để xử trí kịp thời.

Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/flu/highrisk/asthma.htm#:~:text=Flu%20infections%20can%20trigger%20asthma,who%20do%20not%20have%20asthma.


Tác giả: QN