Tiểu đường là một bệnh nội tiết mãn tính, bệnh tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các biến chứng về thần kinh, mắt, thận, tim mạch,... Theo ADA (American Diabetes Asscociation) thì người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không bị tiểu đường (1).
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới khả năng tạo ra insulin của cơ thể. Insulin là hormone được tạo ra từ tuyến tuỵ, giữ vai trò quan trọng trong việc giúp đường huyết được ổn định. Với người bị tiểu đường, insulin bị thiếu hoặc không được sử dụng đúng cách. Theo thời gian, lượng đường dư thừa trong máu này có thể gây ra các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa ở động mạch cung cấp máu cho não.
Nói cách khác, sự không ổn định của lượng đường trong máu sẽ gây ra các ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch.
Đọc thêm:
+ Ăn nhiều cơm có tốt không? 7 tác hại khi ăn nhiều cơm trắng
+ Những hiểu lầm về insulin và bệnh tiểu đường
Nếu những "cặn bẩn" này phát triển, chúng sẽ gây ra tình trạng hẹp mạch máu não hoặc thậm chí là tắc nghẽn hoàn toàn. Lưu lượng máu lưu thông tới não bị ngừng lại khiến đột quỵ xảy ra!
Ngoài ra, người bị tiểu đường còn thường mắc kèm một số các bệnh lý khác như cao huyết áp hay béo phì. Điều này khiến bệnh nhân bị tăng nguy cơ mắc bệnh về tim và đột quỵ.
Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ là bước đầu quan trọng để có thể nhờ trợ giúp trước khi quá muộn. Các dấu hiệu này được tóm tắt bằng chữ F.A.S.T gồm:
+ F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì tình trạng méo có thể sẽ rõ hơn
+ A (Arm): Yếu liệt tay chân, vấp ngã
+ S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó hay còn gọi là bị "á khẩu" hoặc nói đớ, cảm thấy khó khăn khi nói, hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê
+ T (Time): Những dấu hiệu trên có thể kéo dài hoặc chỉ thoáng qua nhưng lặp đi lặp lại, có thể xuất hiện cùng lúc hoặc chỉ một vài dấu hiệu. Lúc này hãy ngay lập tức gọi cấp cứu để đảm bảo: Thời điểm vàng trong sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm:
- Tiểu đường
- Huyết áp cao
- Bệnh rung tâm nhĩ
- Đông máu
- Cholesterol cao
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Các vấn đề liên quan tới lưu thông máu
- Bệnh động mạch cảnh
- Từng có tiền sử đau tim, bị đột quỵ hay TIA (Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua)
Các yếu tố nguy cơ về lối sống bao gồm:
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng kém
- Hoạt động thể chất không đầy đủ
- Hút thuốc
- Nghiện rượu.
Một số người bị tiểu đường cần sử dụng thuốc để giảm nguy cơ đột quỵ. Đối với một số trường hợp khác (nhẹ hơn) thì kiểm soát đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh có thể hữu ích trong việc giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Kiểm soát đường huyết được thực hiện chủ yếu dựa vào chính chế độ ăn uống của bạn. Lúc này người bị tiểu đường cần chú ý tới:
+ Bảng chỉ số GI của thực phẩm
+ Các biện pháp kiểm tra đường huyết tại nhà
Hướng dẫn hiện tại của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên tuân theo kế hoạch ăn kiêng cá nhân, thường được phát triển với sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ đột quỵ cần:
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải, ít nhất là 2 tiếng 30 phút mỗi tuần
- Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau và hạn chế các thực phẩm chứa cholesterol không lành mạnh
- Bỏ thuốc lá
- Uống ít rượu bia
- Duy trì cholesterol tốt
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Điều trị bệnh cao huyết áp
Việc phục hồi sau đột quỵ ở mỗi người sẽ khác nhau, có người mất vài tuần nhưng cũng có người mất tới vài năm và thậm chí là không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Những tác động có thể kéo dài sau đột quỵ có thể là: bị yếu, tê liệt một phần; gặp khó khăn trong việc nói - thể hiện cảm xúc - nhai nuốt; són tiểu; stress;...
Nguồn dịch:
1. https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetes-and-stroke
2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324924#outlook