Liệu có mối liên hệ nào giữa COVID-19 và sức khỏe nam giới về các vấn đề như độ tuổi, tỷ lệ tử vong hay sức khỏe sinh sản hay không?
Ngay từ đầu năm 2019, các báo cáo về các trường hợp mắc COVID-19 ở Trung Quốc cho thấy hơn
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do các thể COVID-19 ở nam giới cũng cao hơn so với nữ giới đã được công bố và thậm chí là khi xem xét tới độ tuổi và chủng tộc thì tỷ lệ này cũng xảy ra tương tự.
Cụ thể, tính đến tháng 6 năm 2020, 57% trường hợp tử vong do COVID-19 là nam giới. Ngoại trừ Massachusetts, tất cả các bang ở Hoa Kỳ đều báo cáo tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn (Theo JCI). Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không nhất quán trong việc báo cáo dữ liệu phân tách theo giới tính.
Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với tử vong do COVID-19, và phần lớn các trường hợp tử vong do COVID-19 ở Hoa Kỳ là ở những người trên 75 tuổi. Ngoài ra còn là tiền sử các bệnh trước đó (ví dụ: tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường) làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về tỷ lệ tử vong theo giới tính và độ tuổi.
Một nghiên cứu được tiến hành ở Anh dựa trên 20.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 cho thấy có khoảng 60% trong số đó là nam giới. Và tình hình này trở nên đáng quan ngại hơn nữa là khi 48 báo cáo trên 16 nghiên cứu gửi về cho thấy nam giới cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn nữ giới (theo NCBI).
- Hút thuốc lá
- Đeo khẩu trang, rửa tay,... (nhìn chung là Các biện pháp phòng tránh COVID-19)
- Sự khác biệt về phản ứng của hệ miễn dịch và cấu tạo sinh học.
Mối quan hệ giữa COVID-19 và sức khỏe nam gới trên vấn đề sinh sản được xem xét trên hai góc độ là ảnh hưởng tới tinh hoàn và chức năng sinh sản ở bệnh nhân từng nhiễm COVID-19.
Trước đây đã từng có những nghiên cứu về việc các bệnh gây ra triệu chứng sốt dạng cấp tính và sự gia tăng thân nhiệt do sốt có thể tạm thời làm giảm quá trình sinh tinh. Các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi, liệu đối với COVID-19 có thế không?
Con đường chính mà virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể chính là thông qua protein S gắn với enzym chuyển angiotensin 2 (ACE2) làm thụ thể của chúng. Cả hai loại này đều được biết là có trong tinh hoàn của nam giới.
Một nghiên cứu tiến hành trên 34 nam giới tại Bệnh viện Đại học Duesseldorf, Đức vào năm 2020 cho thấy nhóm bệnh nhân bị nhiễm virus COVID-19 có mật độ, tổng số tinh trùng, độ di động suy giảm đáng kể so với nhóm nam giới khỏe mạnh.
Tuy nhiên, chưa có báo cáo liên quan tới khả năng lây truyền của virus thông qua tinh dịch.
Bên cạnh đó, 6 (17,6%)/34 nam giới tham gia khảo sát trên phàn nàn rằng họ có cảm giác khó chịu ở bìu tại thời điểm bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên đây chưa được xem là một dấu hiệu nhiễm COVID-19 trong danh sách chính thức do chưa có quá nhiều số liệu để nghiên cứu. Nhưng các nhà khoa học có thể dựa trên các báo cáo này để mở rộng nghiên cứu khác trong tương lai liên quan tới dấu hiệu sinh lý hay di chứng có thể gặp về sinh ản ở nam gới.
Chưa có báo cáo đồng nhất về nồng độ testosterone ở nam giới khỏe mạnh và nam giới bị nhiễm COVID-19. Vẫn có các trường hợp xảy ra như:
- Không có sự chênh lệch về nồng độ testosterone giữa người khỏe mạnh và nam giới mắc bệnh
- Có sự suy giảm nồng độ testosterone ở nam giới nhiễm COVID-19, nhất là ở những người ở tình trạng nặng, có nồng độ LH - hormone tiết chế khả năng sản sinh testosterone ở tinh hoàn.
Tóm lại, xét về mối quan hệ giữa COVID-19 và sức khỏe nam giới vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để có thể đưa ra một kết luận chính xác nhất. Các nhà khoa học cũng khuyên rằng, nam giới thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao như đang mắc bệnh mãn tính thì nên chủ động đánh giá yếu tố nguy cơ và điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra để kiểm soát bệnh tật.
Bên cạnh đó là kiểm soát hành vi như hút thuốc lá, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên,... để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch hiệu quả.
Nguồn dịch tham khảo:
2. https://www.cdc.gov/pcd/issues/2020/20_0247.htm
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7437404/
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7174172/