Mối liên kết giữa nội tiết tố hCG và nguy cơ sảy thai mà bà bầu nên biết

Mối liên kết giữa nội tiết tố hCG và nguy cơ sảy thai mà bà bầu nên biết
Nội tiết tố hCG là hormone được tiết ra trong quá trình mang thai. Chỉ số hCG không chỉ thông báo cho bạn biết mình đã có thai mà còn tiết lộ nhiều yếu tố khác trong suốt thai kỳ, đặc biệt là nguy cơ sảy thai.

1. Vai trò của nội tiết tố hCG với phụ nữ mang thai

Hormon hCG xuất hiện khi phôi thai bám vào thành tử cung, có nhiệm vụ duy trì thể vàng - một thể nhỏ được hình thành bên trong trứng, giữ vai trò tiết ra progesterone cần thiết để hình thành phôi thai.

Để trứng được cố định và giúp phôi thai phát triển bình thường cần sự hoạt động của các thể vàng, mà các thể vàng này được quy định bởi nội tiết tố hCG. Chính vì thế, nội tiết tố hCG đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai.

Mối liên kết giữa nội tiết tố hCG và nguy cơ sảy thai mà bà bầu nên biết - Ảnh 2.

Nội tiết tố hCG đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Phát hiện bị rối loạn nội tiết tố thông qua các triệu chứng điển hình

Có nên nhịn ăn trước khi khám nội tiết không? 

2. Xét nghiệm hCG giúp bác sĩ chẩn đoán những gì?

Dựa vào chỉ số nội tiết tố hCG bác sĩ sẽ chuẩn đoán bạn đã mang thai hay chưa, thai ngoài tử cung hay các yếu tố khác. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố hCG còn giúp bác sĩ kiểm tra xem thai kỳ khỏe mạnh hay có dấu hiệu bất thường nào không.

2 loại xét nghiệm với mức độ hCG thường được các bác sĩ chỉ định là:

- Xét nghiệm chất lượng hCG: Cho biết hCG có trong mẫu xét nghiệm hay không.

- Xét nghiệm định lượng nội tiết tố hCG: Cho biết có bao nhiêu hCG có trong mẫu. Qua chỉ số này, bác sĩ sẽ xác định bạn đang mang thai đôi hay đơn và thai nhi đã được bao nhiêu tuần tuổi.

Trường hợp bị biến chứng khi mang thai, bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm định lượng để chẩn đoán nguy cơ bị sảy thai hay không.

hCG sẽ đạt ở một mức độ nhất định tùy thuộc vào tuổi thai nhi. Để biết tuổi thai nhi có ở phạm vi bình thường không, bác sĩ sẽ sử dụng biểu đồ hay ghép các phép đo nhằm kiểm tra hàm lượng hCG.

Nếu cần thiết, bạn sẽ phải siêu âm hoặc khám phụ khoa để theo dõi mức hCG trong một khoảng thời gian. Với những trường hợp không mong muốn dẫn tới sảy thai hoặc sinh non thì nồng độ nội tiết tố hCG sẽ giảm đi khá nhiều.

Mối liên kết giữa nội tiết tố hCG và nguy cơ sảy thai mà bà bầu nên biết - Ảnh 3.

Dựa vào chỉ số hCG bác sĩ sẽ chuẩn đoán nguy cơ sảy thai ở bà bầu (Ảnh: Internet)

3. Bà bầu cần lưu ý tới các triệu chứng báo hiệu nguy cơ sảy thai

Mỗi trường hợp sảy thai sẽ khác nhau nhưng biểu hiện thường gặp sẽ gồm: chảy máu, đau lưng nhẹ hay nặng, chuột rút, các dấu hiệu thai kỳ không thấy xuất hiện.

Một vài trường hợp hy hữu không biết mình mang thai và bị sảy thai lại hiểu lầm là chu kỳ kinh nguyệt.

4. Những cảnh báo mà bà bầu nên biết

Nếu mới có thai và bị sảy, cơ thể sẽ tự khắc đào thải các mô thai ra ngoài. Lúc này bác sĩ sẽ kê thuốc nếu bị chảy máu quá nhiều. Trường hợp thai chưa đẩy hết ra, thai phụ có thể được bác sĩ chỉ định nạo thai.

Có một số trường hợp không thể ngăn chặn hiện tượng sảy thai. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ này bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục, bổ xung axit folic hàng ngày. Tuyệt đối không hút thuốc lá vì nó là yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tác giả: Minh Nghiêm