Mối liên hệ nguy hiểm giữa trầm cảm và tự sát

Mối liên hệ nguy hiểm giữa trầm cảm và tự sát
Trầm cảm và tự sát có mối liên hệ mật thiết với nhau, khiến cho trầm cảm trở thành một chứng bệnh tâm lí thật đáng sợ.

1. Mối liên hệ giữa trầm cảm và tự sát

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá sức khỏe tâm thần là vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm thứ 4 trên thế giới sau bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Trầm cảm là một trong những chứng bệnh tâm lý phổ biến mất.

Vào năm 2002, theo một nghiên cứu quốc gia thì có khoảng 4% người có dấu hiệu trầm cảm. Ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho biết rằng triệu chứng bệnh trầm cảm gồm thấy buồn và vô vọng, mất hứng thú với một số hoạt động, có vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi. đau nhắc cơ thể...

Trầm cảm có thể ra gây ra những tác hại nguy hiểm. Theo một nghiên cứu thì có trầm cảm và tự sát có liên hệ với 15% số bệnh nhân trầm cảm từng có hành vi tự sát. Khoảng 4% bệnh nhân trầm cảm chết vì tự sát. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm, chuyên gia của Basic Needs cho biết: "Thực tế trầm cảm là một bệnh phức tạp và nghiêm trọng gây ra bởi sự mất cân bằng các chất sinh hóa ở trong não và có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài".

Ảnh 1.

Trầm cảm và tự sát có liên hệ với nhau. Ảnh: Internet

2. Biện pháp điều trị để cắt đứt mối liên hệ giữa trầm cảm và tự sát

Trầm cảm có thể được điêu trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Điều trị bằng thuốc khá hiệu quả, với 65% bệnh nhân điều trị thành công bằng thuốc. Tuy nhiên thuốc điều trị trầm cảm thường đi kèm các tác dụng phụ như buồn nôn, lo lắng, hoa mắt, mệt mỏi...

Trị liệu tâm lí là phương pháp điều trị khi bệnh nhân nói chuyện với chuyên gia trị liệu khoảng 45 phút mỗi tuần, trong khoảng 2 tháng. Đây là phương pháp cần nhiều công sức và thời gian hơn so với dùng thuốc. Tuy nhiên khi được thực hiện đúng, nó sẽ giúp 75% bệnh nhân thoát khỏi trầm cảm và không bị tái phát.

Thạc sĩ Tâm chia sẻ rằng: "Biện pháp tâm lý thực chất là những câu nói trong từng tình huống, giúp hỗ trợ tư duy tích cực, hợp lý hơn để người bệnh không có những suy nghĩ tiêu cực. Đơn giản như việc bỏ thuốc, ai cũng biết là cần phải bỏ nhưng không phải ai cũng bỏ được. Có thể nói đó là thuốc giảm đau tinh thần, người bệnh cần được hướng dẫn, tự tập luyện".

Tại Việt Nam, bệnh nhân trầm cảm hiện nay chủ yếu được kê thuốc thay vì được tư vấn tâm lí. Chỉ một số ít bệnh viện kết hợp liệu pháp tâm lí kèm với điều trị bằng thuốc. Trong những năm 2009 - 2011, các liệu pháp điều trị trầm cảm bằng tâm lí đã được thử nghiệm tại Đà Nẵng và Khánh Hòa, mang lại những kết quả khả quan ban đầu. Các bệnh nahan tham gia thử nghiệm để giảm bớt trầm cảm, lo âu, cải thiện sức khỏe thể chất và cảm xúc.

Tổng hợp

Tác giả: Nụ Nguyễn