Đối với người bệnh cao huyết áp, cần cẩn thận hơn khi dịch Covid-19 đang xảy ra. Trong các nghiên cứu được thực hiện ban đầu cho thấy rằng người bị cao huyết áp có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19 và có thể còn gặp phải các triệu chứng bệnh nặng hơn.
TS. Santosh Kumar Dora, BS. Tim mạch cao cấp, Viện Tim mạch Châu Á cho biết, trong một số nghiên cứu đang được tiến hành cho kết quả rằng một số người bị tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim có thể xảy ra các phát triển triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tăng huyết áp còn được biết là căn bệnh thầm lặng có thể gây tử vong mà nhiều người không chú ý tới. Thực tế, khi bị cao huyết áp nhưng nếu không được điều trị, áp lực máu lớn lên thành động mạch còn có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến các bệnh tim mạch và gây tổn thương nhiều cơ quan như thận, mắt và não.
Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh mạch vành hay béo phì còn có nhiều khả năng mắc COVID-19 hơn người bình thường.
Dựa vào các phân tích từ các nghiên cứu được thực hiện khác nhau cho biết, tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý đã xuất hiện từ trước và phổ biến nhất ở những người nhập viện do COVID-19. Với tài liệu do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ ban hành, những người có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có nhiều khả năng bị các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn nếu mắc COVID-19.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng, với hệ thống miễn dịch kém kèm theo đó là mức độ căng thẳng gia tăng, thiếu các hoạt động ngoài trời do dịch Covid-19 cần phong tỏa thường xuyên. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tấn công ủa virus SARS-CoV-2.
Đồng thời, TS. Dora nhấn mạnh, việc kiểm soát huyết áp cao là điều cần thiết trong đại dịch COVID-19. Do đó, người bệnh bị cao huyết áp cần chủ động thực hiện các biện pháp kiểm tra huyết áp định kỳ. Nếu trên 80/120 mmHg (HA bình thường), điều này cho thấy sức khỏe bạn không bị ảnh hưởng và nên điều trị để duy trì mức ổn định.
Chưa kể, huyết áp cao còn có thể gây tổn hại động mạch và khiến cho chúng khó bơm máu hơn và yếu đi theo thời gian. Điều này cho biết tương tự với virus gây bệnh COVID-19 có thể tác động tiêu cực đến tim và làm tổn thương tim.
Do đó, COVID-19 có thể tác động xấu hơn đến tim nếu bị cao huyết áp và những vấn đề về tim. Theo một nghiên cứu được công bố trên National Institue of Health, đối với các bệnh đi kèm như tăng huyết áp còn làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến các biến chứng tim mạch và đây còn có thể là nguyên nhân làm tăng mức độ nghiêm trọng và tử vong do COVID-19 gây ra. Tiếp đến, một nghiên cứu khác được thực hiện do Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng tiến hành cũng cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn ở những bệnh nhân có các triệu chứng của COVID-19 nặng.
Huyết áp của một người bình thường là từ 80/120 mmHg. Ngay khi phát hiện huyết áp của bạn vượt quá mức bình thường, thì cần nhanh chóng thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và kiểm soát huyết áp như sau:
- Thực hiện quản lý tiền tăng huyết áp: Thực tế, tiền cao huyết áp là khi huyết áp tâm thu ở từ 120 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg.
Đơn giản hơn có thể hiểu rằng, những dấu hiệu này cảnh báo cho bạn biết bạn có thể bị cao huyết áp trong tương lai. Vì vậy, việc kiểm soát cao huyết áp trong giai đoạn này còn giúp kiểm soát bệnh sớm và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Không quên sử dụng thuốc. Đối với người gặp vấn đề về cao huyết áp thì việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là việc cần thiết.
Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe tuyệt đối tránh tự ý mua thuốc hoặc bỏ qua thuốc. Cần tuân thủ các quy trình sử dụng thuốc để chỉ số huyết áp có thể quay trở lại mức bình thường như ban đầu.
Ngoài ra, việc tự ý ngưng sử dụng thuốc cao huyết áp là không nên vì có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
- Xây dựng chế độ ăn ngừa cao huyết áp bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hay các bệnh khác.
- Không hút thuốc lá, hút thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc nghiêm trọng có thể gây ung thư.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, việc uống quá nhiều rượu bia còn có thể làm tăng huyết áp đến mức không tốt cho sức khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên, đối với các nghiên cứu bảo vệ sức khỏe cho thấy việc tập thể dục là biện pháp đem lại hiệu quả trong quá trình giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng huyết áp. Mỗi ngày có thể tập thể dục từ 30 đến 45 phút để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và COVID-19 cho thấy, nếu bạn bị cao huyết áp và nhận thấy xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 thì nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, cần thực hành tất cả các biện pháp phòng ngừa để giữ sức khỏe an toàn trong mùa dịch.