Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần
Dinh dưỡng không chỉ liên quan đến sức khỏe thể chất mà còn liên quan đến sức khỏe tinh thần của con người. Tinh thần sa sút gây nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và công việc. Do đó, để bảo vệ sức khỏe tinh thần bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Rất có thể bạn không đủ hiểu cơ thể mình và không nhận ra rằng thức ăn hàng ngày có thể gây ra những ảnh hưởng không chỉ đến thể chất mà còn đến cả tinh thần của bạn. Việc thay thế các loại thực phẩm, đồ ăn nhanh bằng những loại thực phẩm khỏe mạnh có thể giúp trái tim bạn khỏe hơn, các cơ bắp săn chắc và giúp bạn duy trì sự cân đối của cơ thể.

Ngoài sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần cũng chịu ảnh hưởng bởi dinh dưỡng mà bạn cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Những nhà nghiên cứu y học đã tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng và sức khỏe tinh thần ở con người và cho biết một vài mối liên quan giữa sức khỏe tinh thần với chế độ dinh dưỡng như sau:

1. Các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hay không?

Hiện nay những nghiên cứu liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần còn nhiều hạn chế và đưa ra nhiều kết quả trái ngược nhau. Do còn có nhiều vấn đề chưa thể lý giải được nên việc thay đổi chế độ dinh dưỡng không được khuyến khích như một phương pháp điều trị thay thế đối với các bệnh nhân đang điều trị bệnh lý trầm cảm, tâm thần.

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần - Ảnh 2.

Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tinh thần của con người - Ảnh Internet

Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho rằng một vài chất dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tinh thần một cách đạt hiệu quả và những chất dinh dưỡng này có trong chế độ ăn uống. Chỉ cần việc ăn uống cân bằng, hợp lý thì sức khỏe tinh thần của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Vì thế rõ ràng chất dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau.

2. Một số chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

2.1. Axit béo omega - 3

Đây là loại chất dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho hệ tim mạch bằng cách làm giảm lượng cholesterol xấu, đồng thời giúp tăng cường các cholesterol tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, Omega-3 còn có tiềm năng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của con người.

Trong một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người có bổ sung omega-3 cho kết quả về sự chuyển biến tâm trạng. Axit béo omega-3 có những ảnh hưởng đến não bộ bằng cách gửi các tín hiệu đến toàn cơ thể.

Bạn có thể bổ sung omega-3 từ những loại thực phẩm hải sản như: cá hồi, cá thu, các trích, cá mòi,.. các loại quả như hạt lanh, dầu hạt lanh, quả óc chó,...

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần - Ảnh 3.

Bổ sung omega-3 từ các loại hải sản, thực phẩm - Ảnh Internet

2.2. Axit folic và vitamin B12

Axit folic và vitamin B12 là những loại vitamin B có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể và việc sản xuất các tế bào máu. Chúng cũng liên quan đến các chất hóa học khác gọi là dopamine và noradrenalin. Nhiều trường hợp phát hiện ra ở người trầm cảm do thiếu hụt loại chất dinh dưỡng này.

Bổ sung axit folic và vitamin B12 cho bệnh nhân sẽ làm tăng khả năng đáp ứng được thuốc điều trị trầm cảm mà bệnh nhân đang sử dụng.

Bạn có thể bổ sung axit folic từ các loại rau xanh và trái cây. Vitamin B12 có trong các loại thực phẩm như: tôm, cua, cá, thịt và các sản phẩm được làm từ sữa.

2.3. Chất dinh dưỡng: magie

Loại chất dinh dưỡng này có hiệu quả giúp cơ thể sản sinh năng lượng. Điều này còn giúp bạn phát triển cơ bắp, động mạch và tim hoạt động tốt hơn. Trong một vài nghiên cứu đang tìm hiểu rằng có phải bệnh nhân trầm cảm được bổ sung magie có khả năng hồi phục nhanh hơn hay không.

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần - Ảnh 4.

Có nhiều cách để bổ sung magie vì magie có nhiều trong các loại rau quả - Ảnh Internet

Bổ sung magie cho cơ thể bằng các loại rau màu xanh lá, các loại hạt và quả bơ.

2.4. Tryptophan

Một loại axit amin có thành phần chủ yếu của chất đạm mà cơ thể cần để sản xuất chất hóa học serotonin. Đối với những người bệnh bị trầm cảm có thường thiếu hụt serotonin trong cơ thể.

Một vài nghiên cứu đang xem xét liệu có nên sử dụng tryptophan để điều trị bệnh trầm cảm hay không. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh và khuyến khích việc sử dụng loại chất dinh dưỡng này trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm cho bệnh nhân.

Bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng này từ các loại thực phẩm như: thịt đỏ, gà tây, đậu nành, các sản phẩm từ sữa.

Dù chưa có nghiên cứu khoa học chỉ ra chính xác mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần. Nhưng bạn vẫn cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khoa học, đúng cách để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.


Tác giả: Nắng Mai